Đây là bản tin chính thức của Đài VRV1 ( TV phát hình tại Hà Nội )Coi cho biết về hiện tình trong nước
Đôi lời gửi chị Doan 08/01/2013 Hieu Minh Đọc tin về Hội nghị góp ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, thấy chị Nguyễn Thị Doan tới dự với hai vai: giáo sư, tiến sỹ, đại diện cho giới trí thức, và phó chủ tịch nước, đại diện cho đảng và chính phủ, tôi xin có đôi lời của một người từng mang danh trí thức và nhà khoa học. Chị có nói đại ý rằng, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. “Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”. Là một người từng làm khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý với chị về nhận xét trên. Đúng là nước mình vô cùng pha phí chất xám. Từ sau 1975 lại càng pha phí. Biết bao trí thức miền Nam đã phiêu bạt khắp thế giới, người ở lại kiếm sống chưa xong. Thế hệ được đào tạo bài bản ở Đông Âu cũng chẳng hơn gì. Bao nhân tài được đào tạo rồi uổng phí vì miếng cơm manh áo. Ngô Bảo Châu, trên dưới 40 tuổi, được giải Fields chỉ khi anh làm việc cho Mỹ, Pháp. Trường cũ của anh là trường thực nghiệm của thấy Hồ Ngọc Đại điêu đứng trong những năm gần đây. Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969, đang làm việc cùng thành phố Chicago với Ngô Bảo Châu đó. Kể ra thì còn biết bao người trẻ có học thức và trình độ như các anh phiêu bạt khắp nơi. Bởi những gì họ theo đuổi được quốc tế công nhận, hoặc chỉ môi trường ấy mới đơm hoa kết trái. Tôi nhớ buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ KHĐT, Bùi Quang Vinh, tại World Bank ở Washington DC. Hội trường khá đông, có gần hai chục người Việt, hoặc gốc Việt, nhiều bạn rất trẻ, tiếng Anh, tiếng Việt lưu loát, làm việc có uy tín trong hai tổ chức WB và IMF. Có ba người Việt rất trẻ phát biểu trong hội thảo, hai em nói tiếng Anh, một em diễn giải bằng tiếng Việt. Đó là ba em Hoàng (luật sư IMF), Hà và Hương (chuyên gia kinh tế WB), tuổi đời ngoài 30, đều từ Việt Nam đi du học, sang Mỹ và ở lại. Những câu hỏi đi thẳng vào vấn đề kinh tế vĩ mô, môi trường tài chính và những giải pháp, chứng tỏ các em nắm rõ những gì mà thế giới hội nhập đã dạy. Hôm đó vì thời gian hạn hẹp, nếu không, tôi sẽ hỏi Bộ trưởng Vinh một câu đơn giản. Ông nghĩ gì về mấy chục người Việt, người Mỹ gốc Việt, đang nghe dưới hội trường. Họ đang làm ở một trong những tổ chức tài chính lớn và uy tín nhất thế giới này. Liệu có cách nào giúp họ cống hiến cho Việt Nam nhiều hơn. Mới đây, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, khi họp báo, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng dành đoạn khá dài cho người Việt bên Mỹ. Cả hai đều khẳng định, người Việt/gốc Việt đã đóng góp không nhỏ cho phát triển và tình thân giữa hai quốc gia. Chất xám đó chứ ở đâu xa, chỉ có điều sử dụng thế nào thôi. Trong cương vị giáo sư-tiến sỹ, chắc chị Doan hiểu người trí thức cần vài ba thứ trong hành trang để giúp đất nước và cội nguồn: môi trường thông thoáng, độc lập trong tư duy và khả năng phản biện. Tiền nong và hưởng thụ chỉ là điểm sau cùng của họ khi xét nơi xin việc. Chị còn nhớ viện IDS do một nhóm các trí thức có uy tín nhất nước, lập ra nhằm phản biện một cách xây dựng với các chính sách kinh tế vĩ mô của đảng và chính phủ. Kết cục thế nào thì ai cũng biết rồi. Tôi có viết rằng, tiếng thét của kẻ thất phu không đáng sợ, mà đáng sợ là sự im lặng của các nhà hiền triết. Sau mấy năm, tiếng nói phản biện ít dần đi, kinh tế đang đi về đâu, chẳng cần phải nói gì nhiều. Để họ im lặng là đất nước mất đi những giá trị khó tính bằng tiền. Hôm nay chị hỏi “Tại sao, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều….” Trong cương vị phó chủ tịch nước, lại có học hàm học vị cao nhất trong giới khoa học, chị đặt câu hỏi đó, tôi vô cùng ngạc nhiên. Câu hỏi đấy không thể dành người ngồi nghe chị và đang bàn về cải cách giáo dục toàn diện. Có vài cái dốt của vua quan thời xưa: tiểu dốt – có tiền mà không biết tiêu, trung dốt – có của quí mà không biết giữ, và có nhân tài mà pha phí – đó là đại dốt. Trí thức mà sợ phản biện là trí thức dốt, nhưng chính thể mà để cho trí thức không dám nói gì, thì phạm tam dốt, bởi trí thức là nguồn tiền, là của quí, và là nguyên khí quốc gia. Kết thúc entry, xin hỏi “Thạc sỹ và tiến sỹ nhiều, nhưng đất nước tụt hậu”, thì chị, trong cả hai vai, trí thức và lãnh đạo đất nước, chị tự thấy mình có lỗi không? Thời đại truyền thông “một mình một chợ” của Cộng Sản Việt Nam đã hết! Đông Hải Long Vương Trong tháng 7/2013, việc ra đời công khai Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBGVN) có thể xem như là một cột mốc kế tiếp đánh dấu sự thay đổi về chất cho những người đấu tranh cho tự do ngôn luận, cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn trong thời đại toàn cầu hóa, phổ cập Internet. Dĩ nhiên để có thành quả ngày hôm nay đã có những mất mát của những con người ở các thế hệ, thời điểm khác nhau phải chịu đày đọa, tù tội khi nói/viết lên công khai chính kiến của mình. Tôi rất tự hào được ký tên trong bản tuyên bố của MLBGVN nhưng cũng tự thấy mình còn có những khiếm khuyết nhất định. Thành thực mà nói chuyện viết lách không phải là sở trường và cũng không phải là nhu cầu chính khi tôi quan tâm đến các vấn đề xã hội, chính trị. Mong ước thầm kín của tôi đó là sớm dứt điểm ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) và đầu quân cho một chính đảng theo đường hướng của các lãnh tụ Quốc Gia tiền bối. Đó là một nhu cầu chính đáng và tự nhiên của những người có ước vọng tham gia hoạt động chính trị. Tôi nhận thấy MLBGVN còn phôi thai cần phải được sự hưởng ứng của những nhà báo giàu kinh nghiệm, những người có chuyên môn trong giới truyền thông/truyền hình, các nhà văn/nhà thơ khả kính…Từ đây cho ra đời những tạp chí định kỳ theo tuần/tháng/quí, chuyên đề nhằm phổ biến rộng rãi cho người đọc trong và ngoài nước. Có những giải thưởng định kỳ thi đua nhằm thúc đẩy người viết hoàn thiện hơn, đi sâu sát hơn vào các vấn đề xã hội và bao quát hơn các vấn đề lớn của đất nước. Bằng không dù danh sách ký tên MLBGVN có đông đến mấy chỉ gây ồn ào một thời gian vì mục đích ký tên cho có hay ủng hộ tinh thần cho nhau là chính. Tôi hi vọng sự ra đời của MLBGVN là một tiền đề gây được sự chú ý của liên hiệp quốc, các nước trên thế giới và quan trọng nhất là được sự ủng hộ đông đảo người đọc trong nước. Từ đó theo đà tiến lan tỏa cảm hứng ra đời các nhà xuất bản/tờ báo, các tổ chức văn hóa/nghệ thuật, các hiệp hội hoạt động có tính chất xã hội độc lập. Tôi cho rằng vì là Mạng Lưới cho nên tự thân mỗi cá nhân, nhóm nhỏ khi kết nối vào MLBGVN sẽ có tính chất như những Nút Mạng độc lập. Nếu chúng ta muốn người ta biết đến sự đóng góp của mỗi cá nhân thì từng Nút Mạng phải gia tăng nỗ lực hoạt động, viết lách có hiệu quả thiết thực. Mỗi khi một ai đó (kể cả tôi) vì lý do nào đó dừng cuộc chơi, đi ngược lại tiêu chí chung cũng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển, vận hành của MLBGVN. Thậm chí ngay các những blogger “phò Đảng”, Dư Luận Viên cũng phải được xem như những Nút Mạng của MLBGVN (nếu kết nối). Nếu đâu đó còn e ngại MLBGVN chưa tuân thủ luật pháp của nước Việt Nam? Xin thưa: nói cho đúng luật pháp hiện hành là luật pháp mang danh nghĩa nước CHXHCNVN; là luật pháp do ĐCSVN độc quyền chấp bút và thao túng. Luật pháp này không thể hiện ý chí, khát vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân trong tình hình hiện nay. Quốc Hội này, Chính Phủ này, Tòa Án này, Quân Đội này là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng” Vài lời mạo muội đóng góp xin gửi tới MLBGVN và các blog/web thông tin để rộng đường dư luận. (*) Ghi chú : bài viết thể hiện chính kiến của cá nhân với việc ra đời của MLBGVN
This comment has been removed by the author.
ReplyDeletePhần chất vấn bà Phó hay quá ! Nhưng xin thưa với quý vị "Dân chủ ở Việt Nam tốt gấp vạn lần nền dân chủ của phương Tây..." ??? !!!
ReplyDelete