Friday, August 30, 2013

THỊ TRẤN Ở MỸ CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT NAM THÀNH THỊ TRẤN CÀ PHÊ

Ngày 29-7, thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ), do ông Phạm Đình Nguyên mua cách nay một năm, đã chính thức mở cửa trở lại, và sẽ được đổi tên thành thị trấn PhinDeli.

Ông Nguyên, chủ nhân và là thị trưởng của thị trấn Buford, cho biết sẽ đổi tên thị trấn và thực hiện kế hoạch kinh doanh cà phê rang xay VN tại ngay thị trấn này. Ông Nguyên nói:
- Tôi hi vọng với việc tổ chức kinh doanh cà phê thương hiệu VN ngay tại thị trường Mỹ sẽ giúp quảng bá đến tận tay người tiêu dùng Mỹ sản phẩm cà phê Việt cũng như phong cách thưởng thức cà phê VN. 

Chúng tôi đã bổ nhiệm ông Don Sammons – chủ cũ của thị trấn này – làm “đồng thị trưởng”, trực tiếp điều hành thị trấn. Sau ngày 3-9, cùng với sự kiện đổi tên, thị trấn sẽ phục vụ cà phê miễn phí khách đến tham quan.
Tháng 4-2012, ông Phạm Đình Nguyên đã bỏ ra khoảng 900.000 USD để được sở hữu thị trấn Buford thông qua một cuộc bán đấu giá trực tiếp và trở thành thị trưởng của thị trấn này. Tại thời điểm đó, thị trấn Buford chỉ có một cư dân, với hạ tầng là một cửa hàng tiện lợi, một trạm xăng, một trạm điện thoại và khoảng 1.000-2.000 lượt người ghé qua mỗi ngày.
* Ông có thể cho biết cụ thể hơn về kế hoạch này không?
- Tôi tận dụng cửa hàng tiện lợi rộng 200m2 tại thị trấn Buford để mở quán cà phê. Tại đây, tôi sẽ pha chế và bán trực tiếp hai nhóm sản phẩm là cà phê siêu sạch và thượng hạng, có trọng lượng 250-500 gam/gói, đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng hạt cà phê đúng chuẩn, tuyệt đối không sử dụng các hóa chất độc hại tạo mùi, màu…
Để có thể thực hiện dự án này, chúng tôi đã trải qua một quá trình làm việc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, do việc đưa sản phẩm thực phẩm vào thị trường Mỹ là một chuyện “trần ai khoai củ”.
Chúng tôi phải đăng ký với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ. Rồi quá trình sản xuất, lưu kho, cho đến vận chuyển các sản phẩm đều phải được cung cấp cho FDA… Tuy nhiên đến nay, sau quá trình nỗ lực, chúng tôi đã hoàn tất việc đưa sản phẩm cà phê vào giới thiệu và kinh doanh tại thị trấn này đúng lịch trình.
* Thương hiệu cà phê dự kiến bán tại Buford là gì và ông có kế hoạch nào để quảng bá cho thương hiệu cà phê này?
- Tôi lấy thương hiệu cà phê là PhinDeli. Chữ “Phin” là từ đầu tiên trong phin cà phê, một vật dụng pha chế quen thuộc cho thức uống gần như là “quốc hồn quốc túy” của người dân VN. Còn Deli là viết tắt của chữ “delicious” – thơm ngon.
Để quảng bá cho thương hiệu cà phê này, nói thật tôi không có nhiều tiền để thực hiện theo cách truyền thống. Bởi chi phí quảng cáo ở Mỹ rất đắt. Một trang quảng cáo trên báoThe Wall Street Journal là gần 50.000 USD. Còn những spot quảng cáo trên tivi thì tính bằng trăm ngàn USD.
Do đó, chúng tôi sẽ tạo ra một câu chuyện hay, hấp dẫn báo chí, Internet, đặc biệt là các mạng xã hội. Cụ thể, chúng tôi sẽ đổi tên Buford thành thị trấn cà phê PhinDeli. Lễ công bố đổi tên thị trấn sẽ được chính thức tổ chức tại Buford vào ngày 3-9.
Thông báo đổi tên này sẽ được cho in ngay trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, để thu hút khách lái xe xuyên bang, chúng tôi cũng sẽ dựng các panô lớn dọc xa lộ từ Cheyenne (thủ phủ bang Wyoming) đi tới PhinDeli, thay cho Buford trước đây. Tôi hi vọng sự kiện này sẽ thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, qua đó nhiều người sẽ biết và quan tâm đến thị trấn PhinDeli.
* Ông có tự tin sẽ thành công với một sản phẩm cà phê không mấy quen thuộc với người tiêu dùng Mỹ, chưa nói đến phong cách thưởng thức cà phê cũng khác nhau?
- Làm kinh doanh thì phải tính đường dài. Kinh doanh ở Mỹ phải tính bằng năm. Mọi thứ ở Mỹ như tôi nói rất đắt đỏ. Vì vậy, chúng tôi phải đi từng bước một. Đầu tiên, chúng tôi nhắm vào người Mỹ gốc Việt, những người ít nhiều cũng đã biết đến cà phê phin. Sau đó chúng tôi từng bước mở rộng sang những nhóm người khác.
Về phân phối, trước mắt PhinDeli sẽ tập trung bán hàng qua mạng thông qua trang thương mại điện tử Amazon. Đây là trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất hiện nay tại Mỹ. Sau đó chúng tôi sẽ xúc tiến mạnh mẽ việc đưa hàng vào các chuỗi siêu thị. Cũng bắt đầu là những chuỗi của người châu Á ở bờ Tây và bờ Đông. Sau đó chúng tôi mới tính tiếp đến các chuỗi lớn như Wal-Mart, Cosco.
Tất nhiên mọi việc không đơn giản. Nhưng tôi sẵn sàng đi đến cùng để biến giấc mơ cà phê Việt trên đất Mỹ trở thành hiện thực. Tôi cảm thấy rất hào hứng bắt đầu cuộc hành trình mới. Hào hứng như lúc tôi mua thị trấn này vậy.

http://www.huffingtonpost.com/2012/04/13/pnam-dinh-nguyen-buford_n_1422963.html
Pham Dinh Nguyen, Vietnam Businessman, Buys Buford, Wyoming
Pnam Dinh Nguyen Buford

HANOI, Vietnam — Vietnamese businessman Pham Dinh Nguyen flew to the U.S. for the first time, drove to a tiny, frigid trading outpost and bought his own piece of the American dream: Buford, Wyoming – population 1.
Nguyen's name was not released last week when he won the auction for Buford – billed as the nation's smallest town – but he has since drawn attention in Vietnamese media and on social networks. Many are lauding him for showing the world that Vietnam has moved far beyond war and poverty.
Nguyen, who bid $900,000 for Buford, runs a trade and distribution company in southern Ho Chi Minh City. He said that although he is not exactly sure what he will do with the town just off Interstate 80, he expects to use it to sell items made in Vietnam.
"Frankly, I just see Buford as part of the United States: A large and potential market for Vietnamese goods," Nguyen told state-controlled media. "Buford is likely to be the showroom for such goods."
Nguyen, 38, has been quoted widely by local media since the April 5 sale, but he did not respond to emailed requests for comment from The Associated Press or return phone messages left with his company, International Distribution Services. An employee confirmed that Nguyen bought the town.
His purchase impressed many Vietnamese. Businessman Tran Thanh Tung said Friday in Hanoi that he was "surprised, but also proud."
It's "something that one could not imagine few years ago," he said.
Buford consists of a gas station and convenience store, a 1905 schoolhouse, a cabin, a garage and a three-bedroom house on 10 acres between Cheyenne and Laramie.
The town was formed as the Transcontinental Railroad was built in the 1860s. Up to 2,000 people lived there before the railroad was rerouted. Now, it's more of a stop off the busy interstate for passers-by eager to get a snapshot with the green road sign that reads "Buford, Pop 1."
The remote property is 8,000 feet above sea level, and Nguyen said that when he visited this month on his first trip to the U.S. that, "waves of skin-cutting cold blew into my face."
"However, I was undeterred because of the desire to own this town," he said.
Nguyen put down $100,000 and will have 30 days to complete the purchase. He says family members in the U.S. are helping to finance the investment, which will help overcome barriers faced back home.
Vietnam is a communist country with strict laws and a maze of red tape – foreigners, for instance, are forbidden from owning property here – and any land bought outside the country requires government approval and a license to transfer money abroad.
Not everyone in Vietnam thinks Buford is a smart buy.
Hanoi student Nguyen Hoang said it was "nonsense to invest such a large amount of money to buy a town in the middle of nowhere."
"It would make more sense if he invested the money in Vietnam to create jobs for his countrymen," he said.
The town was sold by Don Sammons, the self-proclaimed "mayor" who owned it for the past two decades and was its sole inhabitant. He now plans to retire and write a book about his life there.
Sammons served a tour in Vietnam from 1968-69 as a U.S. Army radio operator, and said at the time of the sale that his life has come full circle.
Nguyen is from the city formerly known as Saigon, the U.S.-backed capital of South Vietnam that fell to the northern communists in 1975, ending the Vietnam War. Some 58,000 Americans died, along with an estimated 3 million Vietnamese.
But much has changed in Vietnam since the days of bombs and jungle guerrilla fighting. It has attracted many American businesses and emerged as one of the fastest-growing countries in Asia, with people who once went hungry grabbing onto every opportunity available. Even in small-town America.
"To be honest, I do not have a specific plan for the town," Nguyen said. "But I think we Vietnamese should not feel inferior. Nothing is impossible!"

No comments:

Post a Comment