Chiếc bánh kẹp có nhân làm bằng thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới được nấu chín tại một nhà hàng ở thủ đô nước Anh hôm nay.
Các mẫu thịt nhân tạo được phát triển tại phòng thí nghiệm Đại học Maastricht, Hà Lan. Ảnh: Reuters.
|
Với 142 g thịt nhân tạo được sản xuất trong phòng thí nghiệm giá
330.000 USD (tương đương 7 tỷ đồng) sẽ được làm thành nhân bánh kẹp bởi
chính người tạo ra nó. Công chúng sẽ được mời nếm thử tại một địa điểm
bí mật, Timesofmalta cho biết.
Thịt nhân tạo là nghiên cứu của Đại học Maastricht, Hà Lan, do giáo
sư Mark Post đứng đầu. Giáo sư Mark Post sẽ sản xuất nhân bánh kẹp từ
20.000 dải thịt nhỏ phát triển từ tế bào gốc của bò. Ông tin rằng đây là
một cuộc cách mạng thực phẩm thịt nhân tạo và nó sẽ xuất hiện trong các
siêu thị trong vòng ít nhất 10 năm nữa.
Theo dự kiến ban đầu, người chế biến miếng thịt bò nhân tạo là đầu bếp
nổi tiếng tên Heston Blumental. Tuy nhiên, kế hoạch đã thay đổi và giáo
sư Mark Post trở thành đầu bếp chính.
Nhân bánh kẹp được chiên trong chảo và nếm bởi hai tình nguyện viên,
một người là doanh nhân giấu tên đồng thời cũng là người tài trợ nghiên
cứu. Thành phần nguyên liệu gồm một dải thịt bò nhân tạo dày nửa milimet
có màu vàng hơi hồng. Giáo sư Post cho biết, gần như không thể phân
biệt được mùi vị của nó với thịt lấy từ động vật giết mổ.
Ông Mark Post nói: "Chúng tôi hy vọng thịt bò nhân tạo có thể gải quyết
được nhiều vấn đề thực phẩm của thế giới hiện nay". Bánh kẹp thịt của
chúng tôi làm từ các tế bào bắp thịt của một con bò, nó có mùi vị giống
như thật”, ông nói.
Post chỉ ra rằng, ngành chăn nuôi đang phát triển không bền vững do nhu
cầu về thịt tăng vọt trên toàn thế giới. Ra mắt nghiên cứu vào năm
ngoái tại một hội thảo khoa học tại Vancouver, Canada, ông nói: "Nhu cầu
thịt sẽ tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới. Ngay bây giờ chúng ta cần
lựa chọn phương án thay thế cho thịt gia súc".
Một chiếc bánh kẹp thịt. Ảnh minh họa: Independent.
|
Giáo sư cho biết, ông và đồng nghiệp trải qua quá trình gồm nhiều giai
đoạn để biến món ăn từ tế bào gốc trở thành nhân của một loại bánh có
thể nướng hoặc chiên.
Đầu tiên, các tế bào gốc được nuôi cấy
trong môi trường dinh dưỡng, cho phép chúng sinh sôi nảy nở gấp 30 lần.
Tiếp theo, chúng được kết hợp với collagen đàn hồi, rồi các tế bào tự
sắp xếp thành các khối bắp thịt.
Tiếp đó, nhóm khoa học kích thích điện
sử dụng để các dải bắp thịt lớn lên. Cuối cùng hàng ngàn dải thịt bò nhỏ
được tạo thành, khoảng 20.000 sợi thịt có khối lượng 142 g được dùng để
làm bánh kẹp thịt. Các thành phần khác gồm muối, bột trứng, vụn bánh
mì, nước ép củ cải đường và nghệ vàng được thêm vào để tạo ra màu thịt
bò đích thực.
“Một lợi thế lớn của thịt trong ống nghiệm là nó tốt cho sức khỏe con
người, bằng cách tăng mức chất béo không bão hòa đa”, người đứng đầu
nghiên cứu nói.
Một phát ngôn viên nói: "Một ngày, bạn có thể ăn thịt an toàn mà không
phải giết hại động vât. Điều này giúp giảm lượng khí thải carbon, tiết
kiệm nước và cung cấp thực phẩm an toàn hơn".
Lê Hùng
Urggg, scary, this is the source of cancer later on in life...
ReplyDeletePosting in English:
ReplyDeletehttp://www.theguardian.com/science/2013/aug/05/first-hamburger-lab-grown-meat-press-conference
video clip posted 6hrs ago: (please note, this can be sold is supermarket in 10 years)
http://www.theguardian.com/science/2013/aug/05/world-first-synthetic-hamburger-mouth-feel
Q&A on the science of growing hamburger in the lab ---
http://www.boston.com/news/world/europe/2013/08/05/the-science-growing-hamburger-the-lab/D73g4IEQfzbDqSqI8BKlQO/story.html
Does not matter how loud is the hype, i still say no to this:
http://grist.org/food/dont-have-a-cow-lab-grown-meat-inches-closer-to-your-plate/