Điều đã khiến tôi cảm thấy kỳ lạ chính là, rốt cuộc câu hỏi được đặt ra không có một đáp án giống nhau. Có một cô gái nói tình yêu là giống như trong tiểu thuyết dì Quỳnh Dao vậy, yêu đương một cách rất mãnh liệt, một sống một chết mới thỏa cơn nghiện. Một người trung niên nói tình yêu là giống như việc gọi điện thoại di động vậy, cần phải gọi mãi, gọi mãi, chỉ có thể không ngừng gọi mới có thể tạo nên sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau. Nhưng, một thiếu niên dường như đang trong tâm trạng yêu đương thì cho rằng tình yêu như là một tôn giáo, có thể khiến cho đức tin (tín ngưỡng) của con người nảy sinh sự thay đổi. Một người con gái hình như đã trải qua một cơn tang thương trong tình yêu thì cho rằng, tình yêu ư, giống như cà phê vậy, mặc dù hơi đắng một chút, nhưng nó làm cho người ta thể hội được dư vị vô biên từ trong ký ức sâu thẳm. Lúc này phóng viên chặn một người con gái đặc biệt xinh đẹp lại, cô gái xinh đẹp này trầm tư một hồi rồi nói, tình yêu giống như rượu, rượu hồng thì làm cho người ta lãng mạn, rượu trắng thì làm cho người ta điên cuồng, bia thì làm cho người ta dễ chịu và ấm áp, nhưng rượu ngon cũng không nên uống nhiều, uống nhiều sẽ bị tổn thương, có người sau khi uống rượu uống đến mức bị tổn hại thì nguyện suốt đời sẽ không bao giờ uống thêm nữa; tình yêu cũng như vậy, sau khi bị tổn thương, muốn trở lại với người ấy sẽ rất khó khăn. Việc ví von về tình yêu của hôm đó tôi cảm thấy cô ấy có cách nói đặc sắc nhất, tình yêu, tôi cho rằng đại thể cũng chỉ là như vậy mà thôi.
Sau đó tôi gặp được một cặp vợ chồng già đã kết hôn 25 năm
tròn, ở trên con đường này, chúng tôi đã nói đến chuyện tình yêu. Tôi đã nói ra
một cái ví von tình yêu là giống hệt như rượu, người chồng già tóc bạc khắp đầu
đó nói, hình tượng ví von này, vẫn chưa phải là hay nhất, tình yêu đẹp nhất nhất
định giống như ngọc lưu ly. Ngọc lưu ly? Sao có thể là ngọc lưu ly được? Như thế
những đồ vật xinh đẹp trong suốt đều có thể gọi là tình yêu sao? Thậm chí không
nhiễm bụi trần?
Người chồng già ấy nói: “Chúng tôi mới đầu cũng có cách nghĩ
giống như cậu vậy, tình yêu phức tạp như thế, sao có thể là một thứ thuần chất
như vậy được? Nhưng tuỳ theo sự lớn dần của tuổi tác, chúng ta càng ngày càng cảm
thấy, tình yêu là một thứ thuần chất như vậy, không xen lẫn bất cứ điều kiện và
công lợi gì cả”. Tôi hỏi: “Lẽ nào cả đời của hai bác đều yêu nhau như vậy à? Thậm
chí chưa từng cãi vã nhau?” Họ mỉm cười và lắc lắc đầu.
Ông già nói: “Sao có thể thế được? Lúc còn trẻ trung thường
cãi vã nhau, cô ta trách móc tôi không bằng những người đàn ông khác, hoặc nói
là tôi yêu cô ta chưa nhiều, ghê gớm nhất chính là lúc chúng tôi xuýt tí nữa đã
ly hôn nhau. Nhưng về sau hai chúng tôi dần dần rồi cũng hợp nhau, đã trải qua
nhiều năm như vậy, hôn nhân cũng là như vậy, cần phải trải qua quá trình cọ sát
nhất định, đến cuối cùng đạt đến mức mà cả hai bên đều cảm thấy rằng có trong
nhau (trong em có anh và trong anh có em) mới là đỉnh cao của hôn nhân. Trong
quá trình này, nếu như có thể vứt bỏ đi kẻ thù tự nhiên trong một số hôn nhân,
ví dụ như hiềm nghi, đố kị, hư vinh… khiến cho hôn nhân của mình ngày thêm thuần
chất, như thế tình yêu nhất định sẽ đơn giản đến mức tình yêu chỉ là tình yêu của
chính nó”. Nói xong ông ta liền nhìn người bạn đời của mình với ánh mắt chân
thành, trìu mến.
Ông già này lại nói tiếp: “Lúc này, các bạn hãy thử nhìn lại
xem tình yêu của các bạn, nhất định là giống như ngọc lưu ly rồi, vì trong sáng
đến độ không nhiễm bụi trần, chỉ là yêu nhau một cách đơn thuần, vật dục và lợi
dục trong trần thế này ở trước mặt của các bạn hầu như không có tác dụng gì hết.
Cho nên, sau này đến lúc bạn già đi, nếu như cùng sống chung với người yêu của
mình, nếu như muốn cho một ví von về tình yêu, thì chỉ có thể là ngọc lưu ly”.
Một hôm, xem kinh Phật, đột nhiên nhìn thấy một câu: Tôi
nguyện kiếp sau lúc đạt đến Bồ-đề, tâm như lưu ly. Chầm chậm nhìn câu nói đó, tự
dưng nước mắt tôi trào dâng... Thì ra, tình yêu cũng giống như vậy, đầy đủ cả
Phật tính, chỉ cần rèn luyện, tu dưỡng một cách chăm chỉ, mới có thể trở
thành ngọc lưu ly được.
(bản dịch cuả Phước
Tâm từ quyển “Tinh đoản mỹ văn”, Tân Cương, Trung Quốc, 2003, đăng trên website Đạo Phật Ngày Nay)
LIKE!
ReplyDelete