- Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết: “Sự việc tiêm thiếu vắc-xin như báo chí nêu là có thật”.Cận cảnh ‘ăn bớt’ vắc-xin ở Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội
Chiều 9/5, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh chuyện cán bộ tiêm vắc- xin của Trung tâm này đã tiêm không đủ liều vắc xin cho một trẻ em ở Vĩnh Phúc.
Chiều 9/5, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh chuyện cán bộ tiêm vắc- xin của Trung tâm này đã tiêm không đủ liều vắc xin cho một trẻ em ở Vĩnh Phúc.
Sự việc là có thật!
Mở đầu buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Sự việc mà báo chí nêu là có thật".
Theo đó, sự việc xảy ra ngày 19/4 vừa qua. Vào ngày này, ông Cường nhận được điện thoại của anh Dương Thái Lam (SN 1984, trú tại Tích Sơn, Vĩnh Phúc) phản ánh sự việc đưa con đi tiêm chủng ở Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội (70 Nguyễn Chí Thanh) và phát hiện cán bộ tiêm chủng đã tiêm 2/3 lọ vắc-xin cho con anh (thay vì tiêm đủ).
Ông Cường (trái) và ông Cảm (phải) trong buổi làm việc chiều 9/5 (Ảnh : C.Q).
|
Sau khi nhận được thông tin phản ánh, ông Cường và lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng vào cuộc kiểm tra. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, sau khi yêu cầu chị Bùi Thị Phương Hoa (cán bộ tiêm cho con anh Lam) làm kiểm điểm, sau khi rà soát quy trình tiêm chủng, kiểm tra tất cả các khâu, … thì chị Hoa thừa nhận "có tiêm thiếu vắc xin cho cháu bé".
Cụ thể: Vắc xin tiêm cho con anh Lam là vắc- xin 5 trong 1 (tên Pentaxim). Thể tích vắc xin trong lọ là 0,5ml nhưng chị Hoa chỉ rút ra khoảng hơn 3ml, còn lại trong lọ gần 2ml.
Lý giải về việc này, ông Cảm cho biết, trong bản kiểm điểm, tường trình, chị Hoa nói nguyên nhân khiến sự việc xảy ra là do ngày 19/4, chị đến Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội làm việc trong trạng thái sức khỏe "không được đảm bảo nên đã dẫn đến sai sót".
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc không rút hết số vắc xin trong lọ ra để tiêm cho cháu bé là cố ý hay vô tình, ông Cảm nói: "Chúng tôi đã cho kiểm tra và chưa có bằng chứng cho thấy đây là việc cố ý ăn bớt vắc- xin của trẻ".
Đây là lần đầu tiên sự việc xảy ra tại trung tâm này. Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong cộng đồng đã "râm ran" dư luận về việc "ăn bớt" vắc- xin tại trung tâm này nhưng chưa có sự việc nào được phản ánh công khai.
Ông Cảm cho rằng, các kết luận sau quá trình xem xét, kiểm tra cho thấy đây "chỉ là hiện tượng cá biệt chứ không phải sai sót thường xuyên, có tính hệ thống". Các kết quả kiểm đếm trên giấy tờ vào cuối ngày đều cho thấy số lượng vắc- xin xuất ra trùng khớp với số lượng trẻ được tiêm chủng.
Cháu bé sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, phương án xử lý đối với sự việc này là: Cán bộ tiêm chủng Bùi Thị Phương Hoa không được bố trí công việc tiêm chủng nữa, hiện đang chờ hình thức kỷ luật của lãnh đạo Trung tâm (tuần tới Trung tâm sẽ họp hội đồng kỷ luật).
Hộp vắc xin Pentaxim mà con anh Lam được tiêm (Ảnh : C.Q)
|
Với cháu Dương Kiều Phong bị tiêm thiếu vắc-xin, hướng xử lý là Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có trách nhiệm theo dõi sức khỏe của cháu, kiểm tra xem khả năng phòng bệnh đến đâu khi tiêm vắc- xin không đủ liều.
Hiện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã hẹn gia đình cháu bé sau 30 ngày (kể từ ngày tiêm) sẽ đưa cháu bé xuống để kiểm tra xem vắc-xin có đảm bảo khả năng tạo miễn dịch cho trẻ hay không. Nếu không cần có phương án tiêm bổ sung để đạt hiệu quả phòng bệnh.
Trả lời về việc không tiêm đủ vắc xin thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như thế nào, ông Cảm cho biết, chưa thể đưa ra đánh giá mà phải dựa trên những kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể của cháu bé.
Còn với những lọ vắc-xin đã mở nắp, không được bảo quản trong dây chuyền lạnh (từ 2-8 độ C) và các yếu tố khác thì sẽ không còn tác dụng, không thể dùng để tiêm cho người khác mà vẫn đạt hiệu quả phòng bệnh.
Qua sự việc này, ông Cảm khẳng định sẽ rà soát, kiểm tra và kiện toàn lại mọi hoạt động tiêm chủng của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Ngay trong sáng mai (10/5), một số điện thoại đường dây nóng liên quan đến việc tiếp nhận các ý kiến liên quan đến việc tiêm chủng.
Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cũng sẽ thiết lập bộ phận thường trực hướng dẫn và xử lý mọi phản hồi của người dân về dịch vụ này.
Ông Cường khẳng định: "Sự việc làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội, ảnh hưởng đến việc tiêm chủng của trẻ. Cá nhân nào vi phạm sẽ xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định hiện hành, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêm chủng của trẻ"
Cám ơn Phú. Nghèo + đạo đức xuống cấp.
ReplyDeleteChừng nào mà những hành vi xâm phạm sức khỏe trẻ em như thế này bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc thì mới nói đến chuyện "hết tuột dốc".
Mình cũng mới đọc 1 bài gì đó về vaccin cho trẻ con nhận viện trợ (free) từ WHO sau đó bán cho trẻ con và đang có vấn đề về an toàn, có mấy trẻ chết. Thiệt là tội nghiệp.
"chỉ là hiện tượng cá biệt chứ không phải sai sót thường xuyên, có tính hệ thống"
"Chúng tôi đã cho kiểm tra và chưa có bằng chứng cho thấy đây là việc cố ý ăn bớt vắc- xin của trẻ"
...
Mấy câu này nghe riết thành nhàm chán
Mình tìm ra bài báo đó rồi nè:
ReplyDeletehttp://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165867&zoneid=2#.UYwdqsrvn1I
Chích ngừa: 9 trẻ em chết rồi mới 'khẩn'
Sunday, May 05, 2013 2:28:17 PM
HÀ NỘI 5-5 (NV) .- Suốt nhiều tháng chích ngừa " 5 trong 1" để xảy ra nhiều trẻ em tại nhiều địa phương chết uổng mạng rồi Bộ Y Tế mới loan bán “khẩn cấp” ngừng lại.
Chích ngừa “5 trong 1” Quivaxem nhằm phòng ngừa 5 loại bệnh cho trẻ em mới được loan báo ngừng lại. (Hình: Đất Việt)
Theo tin báo Đất Việt, chiều ngày 4/5/2013 “Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi các tỉnh, thành phố khẩn cấp yêu cầu tạm ngừng sử dụng vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem để “đảm bảo an toàn cho người sử dụng”.
Cái quyết định “khẩn” này chỉ được đưa ra sau khi 9 trẻ em thiệt mạng vì được chích ngừa loại thuốc có tên là Quinvaxem trong sáu tháng qua kể từ tháng 11/2012. Dư luận vô cùng hoang mang và sợ hãi nhưng nhà cầm quyền y tế vẫn trấn an rằng thuốc chích ngừa này an toàn.
Ngoài hàng chục trẻ em khắp nơi phải đưa vào bệnh viện cấp cứu (biến ứng sốt cao, tím tái, co giật) sau khi chích ngừa, các trường hợp thiệt mạng vì Quinvaxem gồm 3 trường hợp ở Nghệ An, một ở Kiên Giang, một ở Thanh Hóa, một ở Hà Nội, 2 ở Lâm Đồng và một ở Hải Dương.
Thuốc chích ngừa “5 trong 1” Quinvaxem là một liều thuốc gồm 5 loại thuốc phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ.
Loại thuốc này do một công ty ở Đại Hàn sản xuất nhưng nước này lại không dùng nó chích ngừa trẻ em nước họ. Nó chỉ bán giá rẻ cho Liên Hiệp Quốc viện trợ cho một số nước nghèo.
Hồi đầu Tháng Giêng, khi dư luận xôn xao vì nhiều trẻ em cấp cứu và chết sau chích ngừa 5 trong 1 Quinvaxem, ông Nguyễn Trần Hiển chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia của Bộ Y tế CSVN nhìn nhận trên báo Dân Trí là “nguồn kinh phí hỗ trợ chỉ có hạn và không đủ để mua vắc xin thế hệ mới hơn.”
Suốt nhiều tháng, Bộ Y Tế Hà Nội không biết đích xác lý do nào làm cho hàng trăm trẻ em bị phản ứng của thuốc phải đi cấp cứu mà một số đã chết. Người ta nghi cho kim chích bẩn, thuốc không được bảo quản đúng tiêu chuẩn hay một lý do nào khác.
Theo báo Đất Việt, loại thuốc chủng ngừa “5 trong 1” này “có giá thành thấp (gần 100,000 đồng/liều) song có chứa thành phần ho gà toàn tế bào nên có thể gây phản ứng tại chỗ sau tiêm, thường là sốt, sưng đỏ chỗ tiêm và nặng hơn là sốc phản vệ, trong khi các vắc-xin phối hợp mới chứa thành phần ho gà vô bào nên ít gây phản ứng.”
Tại Việt Nam, sau những vụ tai biến cuối năm 2012, mới đây, lại có thêm nhiều trẻ tử vong sau khi chích ngừa “5 trong 1” Quinvaxem.
Thuốc chủng ngừa “5 trong 1” Quinvaxem được Việt Nam áp dụng trên cả nước từ tháng 6-2010 cho trẻ em 2, 3 và 4 tháng tuổi. Thuốc ngừa này do Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và chích ngừa (GAVI) tài trợ cho Việt Nam đến hết năm 2015.
Trong hơn 2 năm qua, Việt Nam nhập về gần 15 triệu liều và đã sử dụng hơn 11 triệu liều.
Nhưng cuối cùng thì đành ra thông báo tạm ngừng sử dụng.