(Dân trí) – Australia năm thứ hai liên tiếp là quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới, xếp trên Thụy Điển và Canada. Kết quả xếp hạng vừa được Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD)công bố ngày 28/5.
Với quan điểm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất chưa hẳn đã có chất lượng sống tốt nhất, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây đã công bố Chỉ số cuộc sống tốt hơn dựa trên phân tích dữ liệu tại 34 quốc gia thông qua 11 bộ chỉ tiêu gồm: thu nhập, nhà ở, việc làm, cộng đồng, giáo dục, môi trường, sự tham gia của công chúng vào các vấn đề xã hội, y tế, sự hài lòng với cuộc sống, mức độ an toàn và sự cân bằng công việc – cuộc sống.
Với mỗi chỉ tiêu lại có nhiều tiêu chí cụ thể khác, ví dụ bộ chỉ tiêu việc làm sẽ bao gồm: tỷ lệ người dân có việc làm, thu nhập cá nhân, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn và mức độ ổn định của việc làm.
Thứ hạng của các quốc gia sẽ được xác định trên cơ sở điểm số của từng tiêu chí trên thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 10 (cao nhất) và do chính người dân các nước đó đánh giá.
Dưới đây là 10 quốc gia có thứ hạng cao nhất
10. Anh
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 23.047 USD
Quốc gia này cũng có tuổi thọ bình quân cao, 81 tuổi, và 97% người dân khẳng định hài lòng với chất lượng nước.
9. Iceland
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 23.047 USD
8. Hà Lan
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 25.493 USD
7. Đan Mạch
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 24.682 USD
6. Mỹ
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 38.001 USD
5. Thụy Sỹ
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 30.060 USD
86% người trưởng thành tại Thụy Sỹ có bằng cấp tương đương tốt nghiệp trung học phổ thông trong khi các sinh viên nước này đạt số điểm 517 trong Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế của OECD, cao hơn mức trung bình 497.
Đây cũng là quốc gia có tuổi thọ bình quân cao ở mức 83 tuổi và 95% người dân cho biết hài lòng với chất lượng nước.
4. Na-uy
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 31.459 USD
3. Canada
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.194 USD
Tỷ lệ người dân nước này đi bầu cử cũng không khác nhiều ở các tầng lớp giàu và nghèo, cho thấy sự tham ra rộng rãi vào các định chế dân chủ. Tỷ lệ cử tri đi bầu đối với 20% dân số giàu nhất là 63%, còn ở nhóm 20% dân số nghèo nhất cũng là 60%, một cách biệt thấp hơn nhiều khoảng cách trung bình12% của OECD.
2. Thụy Điển
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 26.242 USD
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.884 USD
Tuổi thọ trung bình của người Australia là 82, cao hơn mức bình quân của OECD 2 tuổi.
Tỷ lệ cử tri Australia đi bầu cử trong các cuộc bầu cử gần đây cũng đạt tới 93%, vượt xa mức bình quân 72% tại các nước thành viên OECD.
Thanh Tùng
Theo Business Insider
Thanks TA. Thấy có bài tiếng Anh (15 nước) nhưng không reply hình được. Để gởi 1 posting khác vậy.
ReplyDeleteTrong 10 nước thì có 7 nước thuộc châu Âu rồi, và đa số là những nước Bắc Âu. Những nước này rất may mắn được sống trong khung cảnh thanh bình, tự do ,dân chủ và là những nước láng giềng rất tốt của nhau. Nghĩ lại thấy thương nước mình. Đã khổ, mà còn chịu ảnh hưởng quá nhiều từ chiến tranh. Độc lập rồi mà vẫn khao khát tự do. Ngay cả thời bình cũng lo ngay ngáy vì cái anh láng giềng môi hở răng lạnh vô cùng thâm độc.
ReplyDeleteTA ơi, ngày xưa ở VN làm giấy tờ nhiều quá nên bị nhập tâm luôn pk? :)
ReplyDelete