Sunday, May 26, 2013

Nick đến, Nick đi, và những điều đọng lại...

Những ngày qua, sự kiện Nick Vujicic đã gây xôn xao dư luận. Không ai không nghiêng mình kính phục nghị lực của chàng trai không tay, không chân này, nhưng đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra, đặc biệt trên cộng đồng mạng. Có người bảo bỏ ra 36 tỉ đồng cho sự kiện này là phí. Có người thì nói không phí. Có người bảo người Việt sính ngoại...Diễn đàn chủ nhật tuần này là những góc nhìn về sự kiện Nick Vujicic.


Nick Vujicic và chuyện của chúng ta

Nhìn theo hướng tích cực, chuyến diễn thuyết của Nick mang lại cho chúng ta những ích lợi nhất định. Thậm chí ngay cả những ý kiến không hài lòng về cách tổ chức, về kinh phí... liên quan đến chuyến diễn thuyết của Nick cũng đóng góp cho xã hội chúng ta những lợi ích nhất định.
Sự hiện diện của Nick ở VN đã cho chúng ta có cơ hội để trả lời câu hỏi vì sao Nick lại có thể trở thành một diễn giả nổi tiếng thế giới. Tất nhiên không thể phủ nhận tài năng diễn thuyết của anh. Nhiều người khuyết tật ở nước ta có ý chí, nghị lực không thua kém gì Nick nhưng không có khả năng diễn thuyết như anh, thậm chí không sẵn sàng xuất hiện trước đám đông.
Để có một người khuyết tật là diễn giả giỏi như Nick Vujicic, chúng ta cần có một môi trường thuận lợi, một xã hội có thể bao gồm người khuyết tật trong các cơ hội của nó. Trong các cuốn sách của mình, Nick đã kể rằng anh được hưởng sự chăm sóc y tế của nhiều bệnh viện ở Úc (nơi anh sinh ra) và ở Mỹ (nơi anh đến lập nghiệp).
Mặc dù bị khuyết tật nặng, anh vẫn được đến trường đầy đủ, được học ở hệ thống trường học dành cho trẻ em bình thường. Anh cũng viết rằng nếu như sự nghiệp diễn thuyết của anh không thành công, bất cứ lúc nào anh cũng có thể kiếm việc làm với tấm bằng kế toán và hoạch định tài chính mà anh có.
Còn ở nước ta thì sao? Nhiều người khuyết tật không được tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế và nhiều người khuyết tật bị cắt đứt con đường đến trường vì nghèo, vì thiếu phương tiện đi lại. Thử hỏi có mấy trường học có lối đi dành cho xe lăn, cả nước có bao nhiêu học sinh bại liệt phải đến trường trên lưng bố, trên lưng mẹ, trên lưng bạn bè?
Tại sự kiện đầu tiên của Nick ở VN, nhiều người trầm trồ vì Nick không chân, không tay vẫn di chuyển khá dễ dàng và nhanh chóng từ cuối khán phòng lên sân khấu của hội trường White Palace nhờ chiếc xe lăn hiện đại. Nhưng ít phút trước khi anh xuất hiện, không ít người đã thấy cảnh một phụ nữ khuyết tật di chuyển bằng hai chiếc ghế gỗ nhỏ xíu, lê từng bước vất vả để tìm chỗ ngồi của mình trong khán phòng. Với phương tiện thô sơ ấy, chị đã phải mất bao nhiêu sức lực và thời gian mới tới được White Palace?
Dù trong chuyến diễn thuyết ở VN Nick có truyền được nhiều cảm hứng cho chúng ta đến mức nào, chúng ta cũng phải thừa nhận Nick là khách và anh chỉ đến vài ngày rồi đi. Chúng ta vẫn phải sống cuộc sống của chúng ta, vẫn phải tự lực vượt qua những thách thức của mình mỗi ngày. Có điều sau chuyến thăm của Nick, người VN có thể nhìn thấy gì, rút ra những bài học gì, có những hành động thiết thực gì để cải thiện cuộc sống của người khuyết tật?
Bản thân mỗi người khuyết tật đều phải tự cố gắng cứu mình chứ không thể trông chờ vào những phép mầu tự nhiên sẽ đến. Nhưng nếu điều kiện sống của chúng ta, môi trường xã hội của chúng ta vẫn chưa hỗ trợ người khuyết tật từ nhiều phía thì thật khó khẳng định những bài diễn thuyết của Nick có thể khích lệ những người khuyết tật ở VN vươn tới thành công.
Nick rời VN rồi, chúng ta sẽ làm gì? Chờ đợi chuyến diễn thuyết tiếp theo của anh để lại được truyền cảm hứng, hay bắt tay vào làm những việc thiết thực nhất để góp phần tạo ra những Nick Vujicic của đất nước mình?
NGUYỄN BÍCH LAN

Hãy nghe những ý kiến khác nhau qua sự kiện này :

* Tại sao phải chỉ trích một việc có ý nghĩa như thế? Đúng là ở đâu cũng có người khuyết tật, nhưng khuyết tật đến độ như Nick thì không phải nhiều mà anh ấy vẫn đầy nghị lực phấn đấu để sống có ý nghĩa và truyền bá nghị lực sống ấy đến mọi người, điều này không phải người khuyết tật nào cũng làm được!
Chi vài chục tỉ đồng để có được một bài học, động viên nhiều người bị khiếm khuyết và thậm chí là không khiếm khuyết nhưng “sống mòn” là điều rất đáng trân trọng. Bao nhiêu người khuyết tật ùn ùn kéo đến để được tận mắt thấy tấm gương nghị lực, giúp họ vươn lên, họ không ganh tị: “Sao không dùng tiền đó chi cho chúng tôi?” thì tại sao các bạn lại ồn ào phản đối?
anhhoa@..

* Nếu đây là chương trình do Chính phủ tổ chức trích từ ngân sách nhà nước thì mới lên án là lãng phí. Đằng này là tiền của một cá nhân mà. Tôi chỉ phản cảm về việc nghênh đón một diễn giả giống như một chính khách làm hơi quá lố thôi.
pingumap@...
* Tôi ngả mũ chào trước anh ta,nhưng quanh mình còn nhiều lắm tấm gương. Thú thật đây là bệnh sính ngoại thôi, giống cà phê Starbucks gì đấy.
ĐINH NGỌC TUY
* Nick đáng khâm phục, ngưỡng mộ. Chi ra một số tiền như vậy để Nick tới trò chuyện truyền cảm hứng cũng tốt vì Nick đã là một thương hiệu quốc tế, việc truyền cảm hứng sẽ có sức thuyết phục hơn. Nhưng cách đón tiếp, bảo vệ rùm beng quá, làm mất đi giá trị người Việt mình.
china3pleiku@...
* Tôi đã biết Nick từ lâu trên mạng và có thể nói Nick đã truyền cho tôi cảm hứng rất lớn trong cuộc sống, nhưng hãy nhìn xem ở các nước khác người ta tổ chức cho Nick đến nói chuyện ở đâu và như thế nào? Phần lớn Nick chỉ đến nói chuyện với học sinh ở những trường trung học hay ở những địa điểm sinh hoạt cộng đồng... Chính những nơi đó tấm gương và sự diễn giải của Nick mới có sức lan tỏa mạnh mẽ, chứ không có ai tổ chức đình đám và rình rang như ở VN chúng ta. Tôi xem xong chương trình của Nick trên VTV và tôi thật sự thất vọng. Tôi nghĩ một chương trình như thế này thà tôi mở YouTube xem Nick nói chuyện với trẻ con ở Mỹ hay Malaysia còn hay hơn. Tôi thấy thương cho Nick và thất vọng với cách chúng ta ứng xử với Nick, dù nó hết sức hoành tráng và tốn kém.
VÕ VĂN XUÂN

Sourse: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/550374/nick-den-nick-di-va-nhung-dieu-dong-lai.html#ad-image-0

15 comments:

  1. Theo cá nhân tôi : những người khuyết tật ở VN may mắn lắm chính phủ cấp cho vài trăm nghìn đồng bạc VN để sống tạm. Chứ làm gì có cấp cho phương tiện để đi , cấp cho sách vở để học ,cấp cho trường lớp và thầy ,cô giáo đặc biệt để dạy cho họ .Gia đình có đủ tiền để chửa trị khi đau ốm .Gia đình có tiền để đóng cho nhà trường , cho các thầy ,cô dạy thêm...Tóm lại những người khuyết tật tại VN rốt cuộc cũng chẵng được gì hơn .

    ReplyDelete
  2. Nhìn vào chính sách chăm cho người khuyết tật của 1 quốc gia thì hiểu được mức độ an sinh xã hội của đất nước đó. Ở các nước tiến bộ, có thể nói người khuyết tật Tàn nhưng không Phế.
    TA ơi, nhớ đăng thêm link luôn nghe. Nhiều khi mình thấy đọc cmt còn hay hơn là bản thân bài viết.
    Thanks

    ReplyDelete
    Replies
    1. PTH nói link nào , link của bài viết này hay là link liên quan tới Nick?

      Delete
    2. TA ơi, link của bài viết và link của cmt luôn. Next time cũng được.

      Delete

    3. Đã add link vào rồi đó.

      Delete
  3. Nick đến , Nick đi,...mất 36 tỉ đồng !
    Nếu dùng 36 tỉ đồng, cũng để kêu gọi ý chí rèn luyện , khắc phục khó khăn... theo cách khác thì hay biết mấy ! Chẳng hạn như lấy 36 tỉ đồng đó cho các trường học xây một hội trường với những trang thiết bị hiện đại như màn hình imax , tới giờ đạo đức, cho học sinh xem trên youtube gương rèn luyện cũng như những gương sáng trong các lĩnh vực, của Nick, của bao nhiêu người khác trên thế giới, thì có phải đỡ hao , mà mọi người sẽ không thấy việc tiêu phí này là nghịch lý.

    ReplyDelete
    Replies
    1. @ Anonymous: dữ vậy hả? Mà sao lại là tiền cá nhân? Mình không hiểu. Mình cứ nghĩ là chắc phải có ai đó được lợi gì về tài chính qua vụ này chứ!
      Thật ra ý chí vượt khó là quan trọng. Nhưng thành công ở mức đáng kể thì phải có 1 sự quan tâm vô cùng lớn của toàn xã hội thể hiện qua luật.
      Nhớ có lần mình bị phạt 450 đô la vì vô ý đậu xe vào chỗ lên xuống của người tàn tật!
      Mình nghe anh bạn nói, đùa thôi nhưng cũng cho thấy sự thật: ở Canada làm người tàn tật là sướng nhất!
      Thanks

      Delete
    2. Nghe nói giá trị của Cty tổ chức cho Nick tới diễn thuyết tăng lên mấy trăm tỉ sau vụ này ! Không hiểu tiền từ đâu ra nữa?

      Delete
    3. Hi TA,
      Nhờ Anonymous nói đến 36 tỉ mà mình tìm kiếm đọc thêm. Hóa ra không phải chỉ 36 tỉ của Tôn Hoa Sen mà còn 22 tỉ của công ty Trí Việt(?)
      Gần 1/4 triệu đô cho việc đón tiếp, như là đón tiếp 1 nguyên thủ quốc gia! (nếu đem mua xe lăn, chắc mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người)
      Sống >2/3 đời người ở VN rồi, thật là ngớ ngẩn khi tin rằng họ làm như vậy chỉ để động viên sức vượt khó của các tầng lớp nhân dân!

      Delete

    4. PTH quên là nhưng người làm business họ thường có mục đích phù hợp với business, tiếng tăm, hay niềm tin của họ. t có 1 người em họ rất giàu ở VN, bỏ ra cả triệu đô la để làm từ thiện : xây nhà thờ, chùa, viện mồ côi, nhà bếp tình thương. Nhưng cho cá nhân thì 1 xu cũng không cho, cũng không cho cả bà con... Vì sao:
      1. người ấy tin, càng làm công đức thì business càng hanh thông, càng gặt hái gấp mấy lần
      2. người ấy không muốn bị làm phiền... "nếu cho 1 người thì càng làng cả xóm sẽ kéo đến "

      Với t, có cho là tốt, là đáng khen rồi, vì tiền của họ , trong túi họ... họ tiêu sao là toàn quyền của họ. Và ngay trong trường hợp này, nếu nhà nứớc lấy tiền chung làm việc tào lao thì kô được, còn nếu là của cá nhân(bỏ qua mục đích riêng tư của họ), thì việc Nick đến vẫn tốt hơn là không, t không chất vấn "tại sao không mua xe lăn cho người tàn tật instead" Tiền túi của họ kia mà...

      Just my perspective! :)

      Delete
    5. Doing business thì tốt thôi, còn đáng khen là giỏi, biết chớp thời cơ, tranh thủ cơ hội ... để quảng cáo, đánh bóng tên tuổi Đúng là họ nếu không làm vậy thì có thể 1 chiếc xe lăn cho 1 người họ cũng không dám mua cho đâu vì sợ bị phiền như AT nói. Xem như win-win.
      Nhưng AT ơi, không đơn thuần business đâu.
      Đây là 1 sự kiện truyền thông lớn. Mà truyền thông VN thì mình biết rồi, làm gì có chuyện chỉ có cá nhân get involved!

      Delete
  4. Để được một Nick như ngày nay, đúng là nhờ ý chí vươn lên của bản thân , nhưng không thể bỏ qua sự giúp đỡ tận tình của hệ thống y tế, an sinh xã hội, và đóng góp của toàn dân. Một em bé sinh ra, không may bị khuyết tật, hệ thống Y tế bao gồm bệnh viện, chuyên viên tâm lý, chỉnh hình, Y tá cộng đồng ,...có một chương trình đặc biệt để giúp đỡ. Ở Úc, nếu là một trẻ em bình thường và cha mẹ có thu nhập thấp, an sinh xã hội sẽ chu cấp cho em đó tới 18 tuổi. Nếu là trường hợp khuyết tật, ngoài tiền trợ cấp cho người bị tật, người chăm sóc cho người tàn tật, gọi là carer, cũng được trợ cấp một khoảng tiền cố định dài hạn. Những người đi làm như bọn mình, chính là những người đóng góp cho những kinh phí đó qua tiền nộp thuế cho chính phủ.
    Một hệ thống an sinh xã hội như hiện nay của Úc, canada,... là một hệ thống ưu việt mà không phải một sớm, một chiều có thể làm được, và càng không thể là hiện thực với một cấp lãnh đạo không vì dân, do dân mà phục vụ.

    ReplyDelete
  5. Đồng ý là hệ thống an sinh xã hội ngoại quốc tốt hơn ở VN, nhưng chí hướng của Nick cũng là 1 điều khó kiếm đươc. Xã hội Mỹ cũng đầy dẩy khó khăn cho người tàn tật và nghèo nàn. Cũng đầy dẩy những người bỏ cuộc.
    Bao nhiêu người di dân đến Mỹ hay Úc, lợi dụng chính sách dễ dãi, bám vào an sinh xã hội, còn giả vờ bệnh hoạn, tật nguyền đẻ ăn bám vào xã hội, thay vì tự lực cánh sinh? Cái gì cũng tùy người và mình nên khâm phục những người đó.
    Chú mình là thương phế binh QLVNCH, cụt 2 giò đến tận háng, luôn cột 1 c ái đòn, dùng tay và đít để di chuyển, học đơm nút, làm khuy để sống qua ngày. Nhưng tinh thần vẫn năng nỗ... không đem chuyện tàn tật ra để tự nhận mình thua người.
    Mình không biết tiền của cá nhân hay chính phủ, có Nick diễn thuyết động viên tinh thần người tàn tật, nhất là trẻ em, đó là điều tốt. Điều mình không thích là những kẻ xum xoe nịnh bợ chung quanh...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi AT,
      Đồng ý và không đồng ý!
      Chuyện mọi người khâm phục ngưỡng mộ ý chí của Nick thì rõ rồi. Nếu không thì đâu có chuyện nhiều nước đón tiếp Nick lưu diễn để động viên ý chí vượt khó của người dân như thế này? Ở VN những người không may như thế này vô cùng nhiều, những người vượt lên số phận cũng không ít. Nhưng thành công như Nick không thể không kể đến yếu tố chính sách xã hội. Nếu cũng là Nick mà sống ở VN, AT nghĩ có thành công như vậy không? Mình không bao giờ tin là có. Nick thành công là nhờ sống ở quốc gia tự do dân chủ có chính sách tạo mọi điều kiện cho người tàn tật thành công nếu họ có ý chí. Về mặt logic thì nói như vậy cũng không đồng nghĩa chuyện người tàn tật ở các nước này sẽ thành công hết. Thậm chí có nhiều người lạm dụng an sinh xã hội như AT nói mà vẫn không làm được gì. Vẫn phải là chính mình như AT nói.
      Mình cũng có ông cậu ruột, tật 2 chân, suốt đời phải di chuyển bằng chuyền 2 cái ghế con. 1 chiếc xe lăn đơn giản (chứ không phải loại customized theo mức/loại tàn phế)là ước mơ cả đời vì đến lúc cuối đời vẫn không có được.

      Delete