Vừa qua, Viện Dược liệu - Bộ Y tế - đã có báo cáo kết quả nghiên cứu về cây xáo tamphân (tên khoa học là Paramignya trimera), được nhiều người biết đến rộng rãi với cái tên "cây thần dược"...
“Cây thần dược” trị xơ gan ở Khánh Hoà
Theo kết quả nghiên cứu này, cây xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaloid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.
Flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hàng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng).
Phần lớn các flavonoid có màu vàng - và đó là lý do vì sao cây thần dược khi nấu lên, cho ra nước màu vàng nhạt... Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím, đỏ hoặc không màu.
Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,...) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức hợp với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzym xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ.
Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạnh, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim,...
Riêng chất saponin, thì đây là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.
Vì vậy, dù nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất. Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.
Với chất courmarin, những nghiên cứu của Y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy saponin và courmarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.
Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.
Như thế, với những chất này trong "cây thần dược" thì đây là một loại thuốc quý. Báo cáo của Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã ghi nhận thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, "cây thần dược" có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp. Bên cạnh đó, nó có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư, là ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (trong đó mạnh nhất đối với với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Riêng về độc tính, “cây thần dược” có độc tính thấp, khá an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này, đồng thời Sở Y tế Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gen và phát triển "cây thần dược", ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi.
Theo ghi nhận của chúng tôi, sau khi đăng tải loạt bài nói về "cây thần dược", đã có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan siêu vi A, B, C, xơ gan, ung thư gan và một số bệnh ung thư khác, đã tìm mua để điều trị. Một số người sau khi khỏi bệnh, đã đến gặp chúng tôi, đưa cho chúng tôi bản sao các kết quả xét nghiệm với mong muốn sẽ có thêm nhiều bệnh nhân khác được chữa lành nhờ "cây thần dược” này.
Theo một vị lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, thì "cây thần dược" ở khu vực Hòn Hèo, xã Ninh Vân đã bị khai thác gần như cạn kiệt mặc dù ngành kiểm lâm đã quyết liệt ngăn chặn mà nguyên do là lực lượng kiểm lâm không đủ người để kiểm soát hết mọi lối ra vào rừng. Hiện tại, người dân tìm đến những vùng núi lân cận như Đại Lãnh, Vũng Rô, chặt hái. Đã xuất hiện "cây thần dược" giả - là những thân gỗ của một số loại cây khác, được băm nhỏ, phơi khô, trộn lẫn với "cây thần dược" bán cho người có nhu cầu.
Lương y Nguyễn Khai Minh, ở phố thuốc Bắc quận 5, Tp HCM, nói: "Cây thần dược kích thước đường kính chỉ từ 3 đến 8cm, vỏ màu vàng nhạt, có rất nhiều gai dài và nhọn. Khi chặt hái, người ta róc bỏ những gai này rồi phơi khô, băm thành từng lát. Để đề phòng cây giả, khi mua nên mua nguyên thân, cành, chú ý quan sát những dấu gai đã róc bỏ trên thân cây. Trước khi sắc lấy nước uống, nên sao (rang) cho vàng để loại bỏ chất cyanuahydrid, là một chất độc thường thấy trong cây họ gỗ".
(Nguồn: Báo An Ninh Thế Giới)
Chào các bạn,
ReplyDeleteCác bạn đừng vội tin.
Mình thấy mừng thì ít, mà rầu thì nhiều, khi mà những bài báo như thế này cứ mãi được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cũng có thể đây là cây thuốc quý thật nhưng những gì diễn ra chung quanh nó theo bài báo thì cho thấy quá nhiều điều đáng lo ngại.
Có các thành phần có đặc tính hóa dược mới chỉ là 1 điều kiện đầu tiên.
Các nghiên cứu mới chỉ làm trên chuột thí nghiệm, mà quy mô và kết quả chưa nghe nói gì rõ ràng cả, vậy mà đã lên cái tiêu đề quá kêu, với liệt kê hàng loạt tác dụng chữa bệnh quan trọng cho người rồi đăng tải rộng rãi!!!
Từ đó sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề nguy hiểm do dùng cây làm thuốc cho bá bệnh, cũng như nguy hiểm do không dùng các thuốc hóa trị chuẩn. Cho thấy:
- Trách nhiệm của ngành y tế trong việc quản lý những thông tin về thuốc men như thế này?.
Bài này do báo An Ninh Thế Giới (chẳng ăn nhập gì với y tế) nhưng chắc rất nhiều báo khác cũng đăng tải tương tự, kể cả báo y học.
- Dân trí ntn mới tin và sử dụng thuốc 1 cách bừa bãi không an toàn như vậy. Chắc chắn là sẽ có những đầu mối thu gom rồi tự phát chữa cho bệnh nhân 1 cách vô tội vạ.
- Dân nghèo quá thiếu tiền hoặc ngành y tế có vấn đề nên bệnh nhân và bệnh viện mới không gặp được nhau để áp dụng các loại thuốc hóa trị liệu hữu hiệu hoặc các phương pháp điều trị phối hợp khác cho BN.
- Vấn đề khả năng quản lý nguồn dược liệu (nếu đúng là cây thuốc quý) ?
Các thành phần flavonoid, saponin, alcaloid, courmarin và triterpenoid... có trong cây thì đã sao? Đúng là mấy hợp chất này là thuốc chữa bệnh này bệnh nọ. Nhưng đâu cứ phải cây nào có chứa các chất đó là cứ thế mà uống vào.
Chẳng biết mọi chuyện có ngả ngũ hay không trước khi không còn 1 cây thuốc nào nữa.