SGTT.VN - John xếp ngay ngắn dãy bàn, đặt lên đó những tô cơm trắng bốc khói. Lúc này, những suất ăn đã được nhà bếp chuyển ra, ông nhanh nhẹn đặt chúng vào hàng kệ tinh tươm. Thi thoảng, John liếc mắt về hàng người đang đợi, nở một nụ cười tươi.
Ông Tây phục vụ
Đó là một buổi sáng đầu tháng 6 không bình thường với rất
nhiều nhân viên và chủ quán cơm xã hội Nụ Cười, khi người ta thấy một ông Tây
dong dỏng cao xin làm phục vụ. Ông Tây giới thiệu mình tên John, 61 tuổi, đến từ
nước Mỹ. Sau cái gật đầu kèm theo nụ cười thích thú của chủ quán, John trở
thành thành viên của gia đình Nụ Cười.
Như sợ sẽ bị đổi ý, rất nhanh sau khi được nhận, John “lăn xả”
vào bếp thực hiện nhiệm vụ gọt củ quả và cắt thịt để đầu bếp chuẩn bị bữa trưa
cho 450 thực khách. Họ đến từ nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh và số phận khác nhau,
nhưng tất cả đều nghèo. John biết ở Việt Nam, 2.000 đồng là một số tiền rất nhỏ.
Nếu dùng số tiền đó để ăn trưa, người bệnh nghèo có thêm cơ hội để chữa hết bệnh.
Trưa. Cái nóng bắt đầu hầm hập, nung rát những con đường.
Trong không gian quán cơm như càng nóng hơn gấp bội khi nhiều người bắt đầu xếp
hàng đợi mua cơm. John lại khệ nệ bưng khay cơm lớn, sớt thành nhiều tô cơm nhỏ
đặt trên bàn để khách ăn thêm.
Quán cơm Nụ Cười bố trí hai dãy bàn về hai phía và một dãy
bàn ở giữa để tận dụng đến tối đa không gian, phục vụ được nhiều người nghèo. Mỗi
lần len lỏi giữa những hàng thực khách để phục vụ, John hết nghiêng bên này đến
bên kia. Khách liên tục gọi: cơm, canh, nước chan… ông Tây John nhanh nhẹn có mặt.
“Trước đây, tôi nặng hơn 130kg, nhưng bây giờ chỉ còn 80kg vì tôi tập thể dục đều
đặn. Hãy cho tôi sự bận rộn để tôi giữ được sức khoẻ và thân hình của mình”,
John cười nói.
Không hiểu ngôn ngữ của nhau, những người nghèo và ông Tây
có chung cách biểu đạt tình cảm, đó là nụ cười luôn túc trực trên môi. Với những
bạn trẻ làm tình nguyện viên ở quán cơm Nụ Cười, sự có mặt của John là một cơ hội
tuyệt vời để học tiếng Anh. Còn với John, được tìm hiểu văn hoá, cách sống giàu
yêu thương của người Việt Nam cũng là một trải nghiệm thú vị.
Yêu đất nước này
Giờ thì John đã phục vụ không công ở quán cơm Nụ Cười đã
tròm trèm mười ngày. Mỗi ngày, ông chăm chỉ đến quán vào 8 giờ sáng và chỉ rời
khỏi công việc khi người khách cuối cùng dùng xong bữa trưa. John tâm sự, tên đầy
đủ của ông là John William Kelly. Trước đây, ông là giám đốc của bưu điện ở
thành phố Palo Alto, bang California. Ông về hưu từ năm 2011 và suốt ba năm qua
đều có ghé thăm Việt Nam để tìm những công việc có ý nghĩa trong đời mình. “Tôi
đã tìm được điều ấy qua một người bạn: đó là biết đến gia đình quán cơm Nụ Cười”,
John chia sẻ.
Rồi John chùng lòng nhắc quá khứ từ những năm 70 (của thế kỷ
trước). Khi đó ông là một quân nhân của quân đội Hoa Kỳ đóng quân ở Alaska.
“Tôi không trực tiếp tham gia chiến trường ở Việt Nam, nhưng hàng ngày, thông
tin đau thương về cuộc chiến đến tai, tôi đã mong có ngày bình yên, tôi sẽ qua
đất nước này. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức của nó in đậm trong tôi khi
năm 2004, tôi vào bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM. Tôi cứ mong đi thật
nhiều nơi ở thành phố này và cả đất nước này. Tôi yêu Việt Nam”, John nói.
Biết John thuê xe máy 180.000 đồng/ngày, chúng tôi ngỏ ý chở
ông đi chơi. Chọn giờ tan tầm mà ra đường, John liên tục nói trong thích thú:
“Giao thông ở thành phố rất hỗn loạn, người ta chen chúc nhau đi. Tôi tự hỏi vì
sao người ta dám chạy xe ôtô giữa rừng xe máy xung quanh. Người Việt Nam lái xe
giỏi quá”.
Rồi John cho biết thêm, ông rất thích món ăn Việt Nam, thích
đến nỗi ngày nào cũng ăn phở. John thích góc đường Lý Tự Trọng, nơi có quán
càphê Starbuck để ngồi lúc rảnh rỗi có thể ngắm phố phường, tuy càphê ở đây
không giống hương vị bên Mỹ. Nhắc lại chuyện làm tình nguyện viên ở quán cơm Nụ
Cười, John nheo mắt tinh nghịch: “Thực ra, mỗi ngày tôi có “tham nhũng” vài
trái chuối giấu trong tạp dề để cho thêm những đứa trẻ bệnh nhân. Bạn thấy đó,
tôi đang ở trên đất nước này với tư cách là một người đi du lịch. Nhưng hơn một
chuyến du lịch thông thường, tôi đi nhặt cho mình hạnh phúc”.
bài và ảnh: Thanh Nhã
Ong gia John nay thay hay ghe....uoc gi minh -sau khi ve huu- cung lam duoc nhung cong viec tot nhu vay.
ReplyDeleteA, Ma thay ong lam o Palo Alto, ma dau co tim ra. Giam doc la 1 chuc lon, va 2011 moi ve huu thi cung rat moi, ma ko thay dau ca...
..."Thực ra, mỗi ngày tôi có "tham nhũng" vài trái chuối giấu trong tạp dề để cho thêm những đứa trẻ bệnh nhân"... Ôi...lời thú tội nghe sao mà "dễ thương" đến vậy ! Cảm ơn Jonn, người bạn Tây tôi chưa từng gặp mặt !
ReplyDeleteua! ong hoc tieng V nhanh ghe Mc hi! cai tu "tham nhung" la phai biet truoc het ... :)
DeleteDấu hiệu đặc trưng của chế độ mà !
DeleteTrời ơi...AT ơi ! Viet khong dau tui doc lon rang chiu a nghen !
ReplyDelete