Tác giả: GRETCHEN REYNOLDS
Khi liệt kê các lợi ích của hoạt động thể chất, thì một vài người trong chúng ta cũng nên cộng thêm vào đó tác dụng dọn dẹp bên trong tế bào. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng khả năng của việc tập thể dục để làm gia tăng quá trình loại bỏ chất thải từ bên trong các tế bào của cơ thể chúng ta có thể là một trong các tác dụng quan trọng nhất, ít ra là có thể nhìn thấy được, của nó.
Trong nghiên cứu mới này, được phát hành tháng trước trong tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Trung Tâm Y Khoa của Trường Đại Học Texas Miền Tây Nam (University of Texas Southwestern Medical Center in Dallas) đã tập họp hai nhóm chuột. Một nhóm được tạo giống bình thường, với một hệ thống làm sạch tế bào được chuẩn bị tốt. Nhóm kia được tạo giống để có một hệ thống làm sạch kém hiệu quả.
Từ lâu người ta đã biết rằng các tế bào tích lũy chất thải từ những tổn thương trong cuộc sống hàng ngày. Các protein bị hư hoặc bị biến dạng, các mảnh vụn của màng tế bào, các virut hoặc vi khuẩn xâm nhập, các thành phần tế bào bị hao hụt, phân hủy, như ty lạp thể (mitochondria) bị lão hóa (một bộ phận tế bào đặc biệt có kích cỡ rất nhỏ bên trong các tế bào có tác dụng sản xuất năng lượng), sẽ hình thành một dạng giống như đống rác bên trong tế bào.
Trong đa số các trường hợp, các tế bào sẽ nổ lực quét sạch chất thải này. Ngoài ra, các tế bào còn tái tạo nó thành nhiên liệu. Thông qua một quá trình với cái tên đầy ý nghĩa là “tự thực” (autophagy), các tế bào sẽ tạo ra các màng chuyên biệt có tác dụng nuốt chửng chất thải trong bào tương và chuyển nó đến một bộ phận của tế bào gọi là tiêu thể (lysosome), ở đó chất thải này được phân hủy và được tế bào đốt thành năng lượng.
Nếu không có hệ thống làm việc có hiệu suất cao này, thì các tế bào có thể bị chất thải làm ùn tắc, sau đó bị trục trặc và chết đi. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học đã bắt đầu hoài nghi rằng các cơ chế tự thực gây hư hại góp phần vào sự phát triển một loạt các chứng bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh hủy hoại cơ, bệnh Alzheimer’s và ung thư. Sự chậm lại của cơ chế tự thực ở tuổi trung niên cũng được xem là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa.
Đa số các nhà nghiên cứu về chuyển hóa cho rằng quá trình này liên quan đến sự phản ứng lại áp lực của sự thiếu ăn; các tế bào tập họp lại và tiêu thụ các phần không cần thiết để giữ cho các phần còn lại của tế bào được sống tiếp tục. Trong các đĩa cấy vi khuẩn, tốc độ của quá trình “tự thực” gia tăng khi các tế bào bị bỏ đói hoặc khi được đặt trong tình trạng bị áp lực về sinh lý học.
Việc tập thể dục đương nhiên là một áp lực về sinh lý học. Nhưng cho đến gần đây, một số ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi rằng tập thể dục có thể bằng cách nào đó ảnh hưởng đến số lượng quá trình tự thực bên trong các tế bào không, và nếu như thế, điều đó có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể không.
Bác sĩ Beth Levine, một nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Y Khoa của Trường Đại Học Texas Miền Tây Nam ở Dallas, nói rằng, “Cơ chế tự thực ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của cơ thể và còn có các lợi ích trên diện rộng về sức khỏe trong cơ thể, và tập thể dục cũng có các lợi ích tương tự”. Bà ấy cho rằng, “thật vậy, dường như có một sự chồng lấp đáng kể giữa các lợi ích về sức khỏe của việc tập thể dục và các lợi ích của quá trình tự thực, nhưng vẫn chưa rõ về cách thức hai quá trình này tương tác với nhau”.
Vì thế bà ấy và các đồng nghiệp đã cho các chú chuột trong phòng lab chạy bộ. Đầu tiên các động vật này được điều trị để cho các màng tế bào có tác dụng nuốt chửng chất thải bên trong các tế bào đó có thể tăng trưởng, để lộ chúng cho các nhà nghiên cứu thấy. Chỉ sau 30 phút chạy bộ, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng các chú chuột đã có thêm nhiều các màng bên trong các tế bào ở khắp nơi trong cơ thể của chúng, có nghĩa là chúng đang tăng tốc quá trình tự thực.
Tuy nhiên, sự phát hiện đó đã không giải thích được công tác dọn dẹp tế bào được tăng cường có ý nghĩa gì đối với sức khỏe của các chú chuột, vì thế các nhà nghiên cứu đã phát triển một loài chuột mới có mức độ tự thực bình thường trong đa số các tình huống, nhưng không thể gia tăng quá trình tự thực bào của nó để đối phó lại áp lực. Mức độ tự thực vẫn không thay đổi cho dù các con vật này bị bỏ đói hoặc đã tập thể dục căng thẳng.
Sau đó các nhà nghiên cứu cho các chú chuột này chạy bộ cùng với một nhóm động vật bình thường có tác dụng kiểm soát. Các chú chuột kháng-tự thực đã bị mệt rất nhanh. Các cơ của chúng xem ra không thể lấy được đường trong máu giống như các cơ của các chú chuột bình thường.
Điều càng gây ngạc nhiên hơn là, khi bác sĩ Levine cho cả hai nhóm chuột ăn loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao trong vài tuần cho đến khi chúng phát triển thành một loài chuột mắc bệnh tiểu đường, nhóm chuột bình thường sau đó có thể trở lại tình trạng bình thường trước đó nhờ chạy bộ cho dù chúng tiếp tục chế độ ăn uống giàu chất béo. Các chú chuột kháng-tự thực (autography-resistant) đã không làm được như thế. Sau nhiều tuần lễ chạy bộ, các chú chuột kháng-tự thực này vẫn bị tình trạng tiểu đường. Các tế bào của chúng không thể hấp thu đường trong máu một cách bình thường. Chúng cũng có hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn các chú chuột khác. Việc tập thể dục đã không thể giúp chúng khỏe mạnh hơn. Nói một cách khác, bác sĩ Levine và các đồng nghiệp đã kết luận rằng, sự gia tăng trong quá trình tự thực, được thúc đẩy bởi việc tập thể dục, xem ra là một bước quan trọng trong việc đạt được các lợi ích sức khỏe do tập thể dục.
Tiến sĩ Zhen Yan, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Cơ Vân Khung Xương tại Trường Đại Học Virginia (Center for Skeletal Muscle Research at the University of Virginia), đang nghiên cứu về cơ chế tự thực và tập thể dục, nói rằng “phát hiện này hết sức thú vị”. Ông nói tiếp, “cuộc nghiên cứu giúp chúng ta thấu hiểu thêm cách thức việc tập thể dục có các tác dụng có lợi đến sức khỏe”.
Thật vậy, các gợi ý từ các kết quả của bác sĩ Levine là khá bao quát. Có thể là những người không có được hiệu quả có lợi cho sức khỏe đối với môn thể dục lợi khí như các bạn tập chung có thể có các hệ thống tự thực suy yếu và không đủ chức năng, mặc dù rằng ý tưởng đó mang tính chất suy đoán. Bác sĩ Levine nói rằng “rất khó để có thể nghiên cứu cơ chế tự thực ở người”. Tuy nhiên, có thể ở một điểm nào đó, các loại thuốc thúc đẩy quá trình tự thực hoặc các chương trình tập thể dục đặc biệt có thể giúp mọi người chúng ta có được lợi ích trọn vẹn từ việc tập thể dục.
Trong lúc đó, một lần nữa nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống năng động. Bác sĩ Levine chỉ ra rằng các chú chuột được kiểm soát và nhóm biến đổi gen có “mức độ tự thực cơ bản bình thường” trong các tình huống mỗi ngày. Mức độ cơ bản của công tác dọn dẹp tế bào này không đủ để bảo vệ các động vật tránh khỏi sự phát triển bệnh tiểu đường khi đối phó với chế độ ăn uống kém lành mạnh. Chỉ khi các động vật kiểm soát được chạy bộ và gia tăng khả năng thu lượm chất thải trong tế bào thì chúng mới có thể khôi phục lại sức khỏe.
Bác sĩ Levine nói rằng “ Trước đây tôi chưa bao giờ tập thể dục thường xuyên”. Nhưng cho đến bây giờ, sau khi được chứng kiến cách thức việc tập thể dục giúp làm sạch các tế bào của các chú chuột chạy bộ, thì bà đã mua một máy chạy bộ.
Exercise as Housecleaning for the Body
By GRETCHEN REYNOLDS
When ticking off the benefits of physical activity, few of us would include intracellular housecleaning. But a new study suggests that the ability of exercise to speed the removal of garbage from inside our body’s cells may be one of its most valuable, if least visible, effects.
In the new research, which was published last month in Nature, scientists at the University of Texas Southwestern Medical Center in Dallas gathered two groups of mice. One set was normal, with a finely tuned cellular scrubbing system. The other had been bred to have a blunted cleaning system.
It’s long been known that cells accumulate flotsam from the wear and tear of everyday living. Broken or misshapen proteins, shreds of cellular membranes, invasive viruses or bacteria, and worn-out, broken-down cellular components, like aged mitochondria, the tiny organelles within cells that produce energy, form a kind of trash heap inside the cell.
In most instances, cells diligently sweep away this debris. They even recycle it for fuel. Through a process with the expressive name of autophagy, or “self-eating,” cells create specialized membranes that engulf junk in the cell’s cytoplasm and carry it to a part of the cell known as the lysosome, where the trash is broken apart and then burned by the cell for energy.
Without this efficient system, cells could become choked with trash and malfunction or die. In recent years, some scientists have begun to suspect that faulty autophagy mechanisms contribute to the development of a range of diseases, including diabetes, muscular dystrophy, Alzheimer’s and cancer. The slowing of autophagy as we reach middle age is also believed to play a role in aging.
Most metabolism researchers think that the process evolved in response to the stress of starvation; cells would round up and consume superfluous bits of themselves to keep the rest of the cell alive. In petri dishes, the rate of autophagy increases when cells are starved or otherwise placed under physiological stress.
Exercise, of course, is physiological stress. But until recently, few researchers had thought to ask whether exercise might somehow affect the amount of autophagy within cells and, if so, whether that mattered to the body as a whole.
“Autophagy affects metabolism and has wide-ranging health-related benefits in the body, and so does exercise,” says Dr. Beth Levine, a Howard Hughes Medical Institute investigator at U.T. Southwestern. “There seemed to be considerable overlap, in fact, between the health-related benefits of exercise and those of autophagy,” but it wasn’t clear how the two interacted, she says.
So she and her colleagues had lab mice run. The animals first had been medically treated so that the membranes that engulf debris inside their cells would glow, revealing themselves to the researchers. After just 30 minutes of running, the mice had significantly more membranes in cells throughout their bodies, the researchers found, meaning they were undergoing accelerated autophagy.
That finding, however, didn’t explain what the augmented cellular cleaning meant for the well-being of the mice, so the researchers developed a new strain of mouse that showed normal autophagy levels in most instances, but could not increase its cellular self-eating in response to stress. Autophagy levels would stubbornly remain the same, even if the animals were starved or vigorously exercised.
Then the researchers had these mice run, alongside a control group of normal animals. The autophagy-resistant mice quickly grew fatigued. Their muscles seemed incapable of drawing sugar from the blood as the muscles of the normal mice did.
More striking, when Dr. Levine stuffed both groups of animals with high-fat kibble for several weeks until they developed a rodent version of diabetes, the normal mice subsequently reversed the condition by running, even as they continued on the fatty diet. The autophagy-resistant animals did not. After weeks of running, they remained diabetic. Their cells could not absorb blood sugar normally. They also had higher levels of cholesterol in their blood than the other mice. Exercise had not made them healthier.
In other words, Dr. Levine and her colleagues concluded, an increase in autophagy, prompted by exercise, seems to be a critical step in achieving the health benefits of exercise.
The finding is “extremely exciting,” says Zhen Yan, the director of the Center for Skeletal Muscle Research at the University of Virginia, who is also studying autophagy and exercise. The study, Dr. Yan says, “improves our understanding of how exercise has salutary impacts on health.”
The implications of Dr. Levine’s results are, in fact, broad. It’s possible that people who don’t respond as robustly to aerobic exercise as their training partners may have sputtering or inadequate autophagy systems, although that idea is speculative. “It’s very difficult to study autophagy in humans,” Dr. Levine says. Still, it’s possible that at some point, autophagy-prompting drugs or specialized exercise programs might help everyone to fully benefit from exercise.
In the meantime, the study underscores, again, the importance of staying active. Both the control mice and the genetically modified group had “normal background levels of autophagy” during everyday circumstances, Dr. Levine points out. But this baseline level of cellular housecleaning wasn’t enough to protect them from developing diabetes in the face of a poor diet. Only when the control animals ran and pumped up their intracellular trash collection did they regain their health.
“I never worked out consistently before,” Dr. Levine says. But now, having witnessed how exercise helped scour the cells of the running mice, she owns a treadmill.
Correction: An earlier version of this article incorrectly referred to autophagy as intercellular housecleaning; it should have been intracellular housecleaning.
http://well.blogs.nytimes.com/2012/02/01/exercise-as-housecleaning-for-the-body/?ref=health
Thanks AT đã gởi thông tin thật hữu ích ! Hy vọng sau khi đọc bài này sẽ có nhiều người đi mua treadmill, và hy vọng mua xong rồi thì tập thường xuyên ;)
ReplyDeleteDang di tim 1 cai day de ve lam sculpture trong phong khach day :)
ReplyDeleteMua xong rồi thì phải tìm đọc và đang những bài như thế này để củng cố tinh thần cho các chiền hữu :)
ReplyDelete