Vứt “bút chì” đi giắt “bút lông”
“Hơn nửa đời người, mỗ tôi mới qua định cư xứ Mỹ này, tính đến nay đã được hai chục năm, thời gian có thể tạm coi là một phần ba đời người” – Đó là câu mở đầu chuyện ngoài phố lâu rồi, hồi đầu năm tết ta con rồng mình, mà mỗ tôi đã có dịp thưa chuyện. Trong đó mỗ tôi tâm sự, cái cốt An Nam của mình khó gột, nó nhuộm kín con người của mỗ tôi từ đầu tới chân, từ con mắt nhìn tới cái đầu suy nghĩ, không còn chừa một chút nào, để có thể tô lên đó một chút gì gọi là để có thể trở thành dân xứ khác.
Bởi chính cái tự hào dân tộc ngút ngàn, cái hãnh diện làm người dân Nam đầy ắp trong lòng, mà mỗ tôi thấy buồn hôm nay, tự ái dân tộc bị chạm khi nghe chuyện bên quê nhà, những người dân nghèo đi kiếm việc làm kể lại. Xin đi làm cho ông nhà nước nếu không phe cánh, thì thủ tục “đầu tiên” nặng quá không kham nổi, còn các xí nghiệp người Việt thì thi nhau sập tiệm, nhân công đẩy ra thì có, nhận vô thì không. Nên phải xoay qua xin đi làm cho chủ Tầu, nhưng chúng bắt buộc phải biết nói và nghe tiếng Tầu không thì đi chỗ khác chơi, vì thế lũ nhỏ vì miếng cơm manh áo phải tập tành xí xô xí xào, sao cho giống Chệt chìm tàu để được nhận, dù rằng cũng cùng công việc như chúng, nhưng chỉ được trả lương phần ba hay phân nửa.
Hôm tháng ba mỗ tôi đã có thưa chuyện, lũ vong nô bên nhà, bọn xã nghĩa chúng nó muốn bày trò chính thức dạy tiếng Tầu cho trẻ nít tiểu học một tuần 4 tiết, nhưng đã bị dư luận chống đối. Thì nay qua chuyện người dân phải đi làm cho chủ Tầu cho thấy, bọn cộng nô chúng cũng phần nào đạt được ý muốn, là cứ để cho dân đói thì tự động tìm đến các trung tâm dạy Trung Văn tư mà học để đi kiếm cơm thôi – Cũng có nghe người ta nói hiện chúng phấn đấu đến năm 2020, tất cả dân Việt phải nói tiếng Tầu, mà chợt nghĩ đến dân tộc Tây Tạng, tiếng Tạng nay chỉ còn là tiếng địa phương, phải chăng người Tạng hôm nay là An Nam ta ngày mai? – Chỉ nghĩ đến đó đã thấy thắt lòng.
Bọn giặc phương bắc kẻ thù truyền kiếp dân ta, thì chúng có cái gì là hay, là văn minh để dân tộc ta phải học hỏi tiếp cận, ngoài cái gian manh, thâm độc, ăn cướp và xâm lược – Dân ta nào quên vết thương Vạn Lý Trường Sa mới đây đang còn tươm máu. Lòng mỗ tôi buồn như chấu cắn, thấy như mình mất vật gia bảo quí của ông cha, phải thật tâm mà nói nhiều cái như khoa học kỹ thuật ta có thua người, nhưng còn văn hóa thì sao – Nhiều hôm mỗ được đọc lại một đoạn văn, một bài thơ hay mà thấy nó thấm cả ngày, bạn mời tới nhà, dọn cho ăn gặp lúc mãi nghe “Buồn Tàn Thu” Văn Cao mà ngồi như say để rồi bỏ đũa, vợ bạn ý trách rằng chê món ăn nấu dở, chớ đâu biết rằng lòng khách đã no vì cái mượt mà trong câu ca nhớ thương của người đời trước.
Em ngồi đan áo, lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng,
Người ơi còn biết em nhớ mong, tình xưa còn đó xa xôi lòng
Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên, chim với gió bay về – Chàng quên hết lời thề…
Ai lướt đi ngoài sương gió, không dừng chân đến em bẽ bàng
Ôi vừa thoáng nghe em, em mơ ngày bước chân chàng
Từ từ xa đường vắng, đêm mùa thu chết, nghe mùa đang rớt – Rơi theo lá vàng…
Thật là đẹp quá tiếng Việt nước tôi – Người ta nói tiếng Việt ta, đã tự nó mang sẵn lấy chất nhạc chất thơ, và đượm đẫm cái hồn của một dân tộc trên bốn ngàn năm văn hiến, nó là một cái gì tinh túy mà chỉ Hồn Việt có được. Những cái hồn đó nó theo ta khắp nơi, không lẫn vào đâu được với các sắc dân khác, có người bình dị gọi nó là Hồn Việt, cái hồn của sắc dân Việt nghĩa đơn giản thế thôi, mà đã là hồn thì làm sao tan biến hay lẫn lộn được – Từ tiếng nói đến văn thi nhạc những hoa gấm đó là niềm tự hào của dân ta.
May mắn những năm tàn khốc của chiến tranh, chúng ta vẫn giữ được cái tinh túy đó, cũng bởi do chúng ta biết quí và giữ gìn chúng – Tuy chủ trương đốt sạch quét sạch của CS sau ngày 54 tại miền bắc, và sau 75 tại miền nam, có khốc liệt thật đấy, nhưng chúng đã thất bại, vì cái văn hóa nhân bản sau đó sống lại mãnh liêt hơn cả trước khi bị truy diệt – Những gì chúng ta trân quí gọi là tiền chiến hôm nay, đã một thời chúng bị miệt khinh là rác rưởi tiểu tư sản, những gì bị gọi là vàng hay phản động, thì nay đã lên ngôi cao hơn bao giờ hết trong lòng dân Việt.
Tuần rồi người ta được bữa cười, khi thấy một ông ca nhạc sĩ tầm tầm, bỗng nổi đình đám và được tiếp đón trọng vọng – Không cười sao được khi nghe ông hát, những câu nhạc boléro một thời của giới bình dân Sàigòn ngay giữa Hà Nội, người ta tranh nhau mua vé để được nghe “thành phố buồn”. Có kẻ đùa rằng tiếng vỗ tay dội tới cái lăng đá thâm u đánh thức xác chết sống lại – Cái gì nó cũng có cái giá trị của nó tùy cao thấp, chỉ trừ cái giả là bị vứt sọt rác, có ai đó thử tìm xem sọt rác nào đang chứa “HCM đẹp nhất tên người”?.
Nhưng hôm nay, những đánh phá văn hóa có chủ trương của Cộng sản, cũng như đem văn hóa TQ áp đặt lên văn hóa dân ta, không phải không làm chúng ta lo ngại – Thời gian qua để làm vừa lòng bọn Hán Gian, mà Hán nô xã nghĩa trong chủ trương đẩy mạnh mặt trận văn hóa giáo dục ngôn ngữ TQ trong nước ta. Cổ xúy xây dựng học viện Khổng Tử, nay trên lãnh vực giáo dục ngôn ngữ chúng đã có thêm một bước trong xâm lược văn hóa – Tin do chúng phổ biến, thì hiện nay nhu cầu học tiếng Hoa phổ thông, ngày càng tăng cao trong nước,
Theo chúng nguyên nhân khiến ngày càng có nhiều người Việt thích học tiếng Hoa, là do mối quan hệ gắn bó giữa nền văn hóa hai nước, với nhiều điểm tương đồng(?) – Và tuy đã có nhiều giảng viên rồi, nhưng 17 trường đại học của Việt Nam, đang tìm tuyển dụng thêm 19 giảng viên nữa. Chúng cũng cho phổ biến tài liệu, là hiện nay gần 1/3 dân số thế giới nói tiếng Tầu – Với mức độ đầu tầu kinh tế như hiện nay, thì chỉ 10 năm sau số người nói tiếng Tầu sẽ là nửa trái đất(?) – Trung Hoa đã từng là cái nôi văn hóa của toàn nhân loại, thì Tiếng Hoa phải xứng đáng là ngôn ngữ chính của thế giới trong tương lai(?).
Bố sư khỉ !!! – Nhiều người nói là bọn xếng xáng này chúng quá hoang tưởng, mỗ tôi đồng ý với nhận định đó, mới có được một thằng đầy tớ Việt cộng dốt nát, mà đã mơ làm thầy thế gian. Vậy xin phép cụ Tú Xương cho mỗ tôi sửa thơ cụ, để mà biếm bọn xu nịnh không biết nhục là gì này ”Nghe nói An Nam sắp nhập Tầu, Cờ đỏ ngôi sao thêm một chiếc, Sẽ không bia đá mà bia miệng, Vứt bút chì đi giắt bút lông”.
Việt Nhân (HNPĐ)
oOo
________________________________________________
Trước đây:
Nghe nói khoa này sắp đổi thi,
Các thầy đồ cổ đỗ mau đi.
Dẫu không bia đá còn bia miệng,
Vứt bút lông đi giắt bút chì.
Đổi Thi - Trần Tế Xương
Nay toan vứt bút chì, giắt lại bút lông?
________________________________________________
Trước đây:
Nghe nói khoa này sắp đổi thi,
Các thầy đồ cổ đỗ mau đi.
Dẫu không bia đá còn bia miệng,
Vứt bút lông đi giắt bút chì.
Đổi Thi - Trần Tế Xương
Nay toan vứt bút chì, giắt lại bút lông?
No comments:
Post a Comment