Sunday, July 28, 2013

Chinatowns in Viet Nam

5/ Chinatown in Ha Long
Source: Dân Trí

"Phố Trung Quốc" giữa lòng Hạ Long

(Dân trí) - Tại khu du lịch Bãi Cháy - TP Hạ Long (Quảng Ninh), tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển từ bao giờ tưởng như đã trở thành "phố Trung Quốc" bởi hàng chục cửa hàng, cửa hiệu trưng biển bằng chữ TQ khiến du khách ngỡ ngàng.


 
Tuyến đường du lịch chạy dọc ven biển tại Bãi Cháy là một trong những tuyến đường đẹp nhất TP Hạ Long. Tuyến đường này thu hút phần đông khách du lịch trong và ngoài nước bởi không gian đẹp, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và các cửa hàng mua bán đồ lưu niệm chạy dọc hai bên.
Tuy nhiên, nhiều du khách đến khu du lịch Bãi Cháy tỏ ra bất ngờ và khó hiểu bởi hàng chục khách sạn, quán ăn, cửa hàng bán đồ lưu niệm... trưng biển hiệu quảng cáo in chi chít chữ Trung Quốc đủ loại kích cỡ trong khi tiếng Việt lại “lép vế”.
Những biển hiệu chữ Trung Quốc lấn át chữ Việt tại Bãi Cháy.
Những biển hiệu chữ Trung Quốc lấn át chữ Việt tại Bãi Cháy.
Những biển hiệu chữ Trung Quốc lấn át chữ Việt tại Bãi Cháy.

Nhiều tấm biển hiệu có cả chữ Trung Quốc và chữ Việt thì chữ Trung Quốc lại được đặt ở vị trí trung tâm, trang trọng. Chữ Việt có cảm giác như chỉ mang tính chất... minh họa. Tuy nhiên, thế đã là may mắn bởi nhiều cửa hàng cửa hiệu chỉ trưng nguyên một bảng chữ TQ. Người Việt đứng ngoài cửa hiệu giữa TP Hạ Long mà chịu không biết cửa hàng bán gì.
Anh Huỳnh Ngọc Huệ, du khách từ Bắc Giang chia sẻ: “Tôi đi tìm một cửa hàng bán đồ lưu niệm để mua quà cho gia đình nhưng đi dọc cả một dãy phố mà băn khoăn không biết mua ở đâu bởi những cửa hàng, cửa hiệu hình như của người Trung Quốc, mà tôi lại không biết tiếng. Thế nhưng, tôi đánh liều vào mấy cửa hàng thì thấy người bán hàng toàn người Việt ta”.
Thậm chí có biển hiệu không cả có chữ Việt khiến nhiều du khách...ngỡ ngàng.
Thậm chí có biển hiệu không cả có chữ Việt khiến nhiều du khách...ngỡ ngàng.
Thậm chí có biển hiệu không cả có chữ Việt khiến nhiều du khách... ngỡ ngàng.

Dãy phố tàu giữa TP Hạ Long khiến nhiều du khách Việt cảm thấy “nhức mắt”. Đặc, biệt một số người cao tuổi còn tỏ ra bất bình. Bác Đào Đình Phủ (65 tuổi), du khách từ Hà Nội cho biết: “Tôi nghĩ dù với mục đích gì đi chăng nữa thì việc trân trọng, đề cao tiếng Việt với tình thần tự tôn dân tộc là thiêng liêng và quan trọng nhất. Nếu như chỉ để thu lợi nhuận mà hành xử với tiếng Việt như thế thì thật đáng buồn”.
Ngay cả nhiều du khách phương Tây cũng khá khó khăn với những cửa hàng trưng mỗi chữ Trung Quốc mà không có chú thích bằng tiếng Anh.
Khi tiếp xúc với một số chủ cửa hàng, họ khá “hồn nhiên” cho biết khách Trung Quốc đông nên họ thay biển hiệu bằng chữ Trung Quốc để bán đắt hàng. Chị Hương, một chủ cửa hàng có biển ghi chữ Trung Quốc cho hay, những biển hiệu này là do tự làm, nhằm phục vụ nhu cầu của du khách đến từ nước này.
Không chỉ chữ Trung Quốc, chữ Hàn cũng lấn át chữ Việt.
Không chỉ chữ Trung Quốc, chữ Hàn cũng lấn át chữ Việt.
Không chỉ chữ Trung Quốc, chữ Hàn cũng lấn át chữ Việt.

Nhiều hộ kinh doanh không biết và cũng không cần biết quy định đặt biển hiệu quảng cáo, trong khi cũng chưa bị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh nhắc nhở nên đua nhau đổi biển hiệu.
Liên quan đến sự việc, ông Ðoàn Mạnh Linh - Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh) thừa nhận có thực trạng nhiều cửa hàng, cửa hiệu trưng biển quảng cáo chữ Trung Quốc “lấn át” chữ Việt đang diễn ra tại khu vực Bãi Cháy.
Theo ông Linh, nguyên nhân việc này là do xuất phát từ thực tế, do nhu cầu và cũng là đặc thù của điểm du lịch với lượng khách đến từ Trung Quốc rất đông nên các hộ kinh doanh muốn làm biển hiệu như vậy nhằm thu hút khách du lịch tới mua sản phẩm… Nó bắt nguồn từ quy luật cung cầu, nhưng việc thực hiện của những hộ dân vẫn chưa đúng với quy định.
“Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm tới vấn đề này, liên tục tiến hành kiểm tra và nhắc nhở các hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định về quảng cáo, biển hiệu.
Hiện nay, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền với các hộ kinh doanh trên địa bàn về việc này. Các hộ vi phạm đã được nhắc nhở và ký biên bản cam kết sẽ sửa lại. Nếu các hộ kinh doanh không chấp hành sửa biển hiệu trong thời gian sớm nhất, chúng tôi sẽ tiến hành cưỡng chế tháo dỡ”, ông Linh khẳng định.
Điều 18 Luật Quảng cáo quy định tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo:
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Quốc Đô

No comments:

Post a Comment