Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo Nguyễn Thông cũng là blogger nổi tiếng, cũng từng là nhà giáo
lâu năm trong nghề, tuy vừa rồi bị áp lực phải đóng blog, nhưng anh
không thể nào lặng thinh trước một sự việc kỳ quái cứ diễn đi diễn lại
hằng năm, bằng một phương tiện truyền thông khác, anh đã phải lên tiếng
về chuyện này. Đó là câu chuyện về Lễ Khai Giảng.
Trong bài "Ngày khai trường dành cho ai?", cựu thầy giáo Nguyễn Thông viết:
" Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng."
"Vậy nhưng chẳng hiểu tại sao gần chục năm trở lại đây lãnh đạo ngành GD, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT đã thay đổi một nghi thức đầy ý nghĩa như thế bằng cách thực hiện chả giống ai. Cụ thể là chỉ đạo các trường tổ chức dạy chính khóa ngay từ dịp hè, hầu hết từ nửa đầu tháng 8. Cứ lặng lẽ âm thầm, thầy giáo lại lên bục giảng, học sinh lại đến trường miệt mài học tập. Khi bộ máy đã hoạt động trơn tru, ngon trớn thì đùng một cái các trường phải ngưng dạy ngưng học để tổ chức khai trường, khai giảng. Cũng cờ quạt, diễn văn, cũng băng rôn khẩu hiệu, văn nghệ, cấp trên về dự chỉ đạo dăm ba câu, thúc vài hồi trống, nhưng tất cả chả khác gì cái vỏ hình thức vô hồn, khó tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường, tình thầy trò đằm thắm ngày gặp lại, nói chi sự thiêng liêng cao quý ghi dấu một đời người. Ở cương vị cầm trịch, các nhà lãnh đạo có quyền và có nhiều lý do để bao biện, ví dụ chương trình dày nặng nên phải giãn ra học trước, hoàn cảnh từng địa phương có khác nhau… Nếu vậy, hà cớ chi không giảm tải bằng việc cắt giảm chương trình vốn bị dư luận đánh giá là quá nặng cho phù hợp thời gian quy định, cớ chi không để các trường tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng tổ chức khai giảng sớm, sau đó mới dạy mới học. Nếu cần thống nhất trên cả nước một ngày khai trường cho có khí thế (ngày 5.9 chẳng hạn), chắc không mấy ai phản đối, nhưng khai trường phải là sự mở đầu cho năm học, chứ không thể học chán chê mới rình rang khai trường. Làm chỉ nặng về hình thức, thì thôi, tốt nhất là đừng làm."
" Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng."
"Vậy nhưng chẳng hiểu tại sao gần chục năm trở lại đây lãnh đạo ngành GD, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT đã thay đổi một nghi thức đầy ý nghĩa như thế bằng cách thực hiện chả giống ai. Cụ thể là chỉ đạo các trường tổ chức dạy chính khóa ngay từ dịp hè, hầu hết từ nửa đầu tháng 8. Cứ lặng lẽ âm thầm, thầy giáo lại lên bục giảng, học sinh lại đến trường miệt mài học tập. Khi bộ máy đã hoạt động trơn tru, ngon trớn thì đùng một cái các trường phải ngưng dạy ngưng học để tổ chức khai trường, khai giảng. Cũng cờ quạt, diễn văn, cũng băng rôn khẩu hiệu, văn nghệ, cấp trên về dự chỉ đạo dăm ba câu, thúc vài hồi trống, nhưng tất cả chả khác gì cái vỏ hình thức vô hồn, khó tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường, tình thầy trò đằm thắm ngày gặp lại, nói chi sự thiêng liêng cao quý ghi dấu một đời người. Ở cương vị cầm trịch, các nhà lãnh đạo có quyền và có nhiều lý do để bao biện, ví dụ chương trình dày nặng nên phải giãn ra học trước, hoàn cảnh từng địa phương có khác nhau… Nếu vậy, hà cớ chi không giảm tải bằng việc cắt giảm chương trình vốn bị dư luận đánh giá là quá nặng cho phù hợp thời gian quy định, cớ chi không để các trường tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng tổ chức khai giảng sớm, sau đó mới dạy mới học. Nếu cần thống nhất trên cả nước một ngày khai trường cho có khí thế (ngày 5.9 chẳng hạn), chắc không mấy ai phản đối, nhưng khai trường phải là sự mở đầu cho năm học, chứ không thể học chán chê mới rình rang khai trường. Làm chỉ nặng về hình thức, thì thôi, tốt nhất là đừng làm."
Cựu nhà giáo Nguyễn Thông chưa trả lời câu hỏi đã đặt ra là ngày khai trường hiện nay đang diễn ra đồng loạt trên toàn quốc là thực sự dành cho ai thì nhà giáo vừa nghỉ hưu Nguyễn Đức Hiệp trong cảm nghĩ của mình trên facebook đã nói:
"Mấy ngày nay, ở một số trường phổ thông, học sinh đang "hồ hởi" tập dợt cho ngày Lễ Khai giảng. Tôi đã may mắn có mặt trong hơn 30 lần khai giảng qua, theo "phong cách" này, suốt những năm còn dạy học, nói thật là cái cảm xúc "bồi hồi" mà thuở nhỏ của mình đã trải nghiệm không còn nguyên vẹn nữa. Thày trò đều ngán ngẫm những lời "huấn thị" sáo rỗng (viết sẵn) của các vị khách mời khả kính (thường là đến trễ, khiến buổi Lễ trang nghiêm ấy nhiều lúc phải lùi giờ khai mạc) và những lời chúc mừng năm học mới của cấp Huyện, Tỉnh, cấp ... Quốc gia nghe chừng na ná nhau (thường do các chuyên viên viết sẵn)".
Câu hỏi đã được trả lời, lễ khai giảng được tổ chức rình rang, hoành tráng không phải dành cho học sinh và thầy cô mà dành cho các quan chức. Thật ra thì cũng không dành cho các quan chức mà dành cho lãnh đạo nhà trường được dịp mời quan chức cấp trên về để nịnh nọt và khoe khoang thành tích.
Một facebooker viết: "Hôm nay khai giảng mà thấy con bà hàng nước vẫn ở nhà giúp mẹ bán quán, hỏi ra mới biết trường chỉ chọn mỗi lớp 10 em được đi dự lễ khai giảng, còn tất cả được nghỉ ở nhà. Hỏi trường nào? Thì biết đó là trường N. D. quận 1 TP HCM"
Thế đấy, lễ khai giảng mà các em học sinh không được đi dự, chỉ tuyển ra mỗi lớp 10 em thôi. Tôi tìm hiểu thì biết 10 em đó phải là học sinh giỏi và ngoan, phải tập trung trước một ngày để nhà trường tập dượt làm lễ khai giảng dự bị.
Không riêng gì trường Nguyễn Du, tất cả các trường học trên toàn quốc đều tập trung các em và thầy cô trước một ngày để làm lễ khai giảng nháp nghĩa là luyện tập kỹ lưỡng trước khi ra "trình diễn" vào ngày lên "sân khấu" chính thức. Làm như vậy để làm gì? Để cho quan chức được mời về thấy được đón tiếp long trọng, thấy được nhiệt liệt chào mừng, thấy học sinh trường "ta" toàn sáng sủa và ngoan ngoãn, thấy trường "ta" lễ nghi nghiêm túc và hoành tráng, thấy tính tổ chức của ban giám hiệu rất cao. Tóm lại là bắt thầy trò làm mọi việc kể cả đóng kịch nhằm làm vừa lòng các quan chức cấp trên trong ngày nhập học của học sinh.
Còn nội dung buổi khai giảng có gì? Nghe thư chủ tịch nước, nghe huấn thị của các quan chức cấp trên, nghe báo cáo thành tích của ban giám hiệu, nghe phát biểu của vài thầy cô, nghe phát biểu của "lãnh tụ" đoàn, đội...Tất cả những cái đó đều soạn trước theo công thức, sáo rỗng, khô cứng, xa lạ và giả dối nữa. Học sinh phải ngồi chịu trận dưới sân trường nắng cháy từ sáng sớm đến gần 12 trưa để làm bộ yên lặng và ngoan ngoãn "nuốt" hết những lời vàng ngọc dài dòng và vô cảm ấy.
Cựu nhà giáo Nguyễn Vạn Phú nói về lá thư của chủ tịch nước mà hàng triệu học sinh phải nghe trong lễ khai giảng:
"Tôi nghĩ khai giảng năm học mới là dịp các lãnh đạo tham dự lễ nhấn mạnh vài ba điểm mà họ tâm đắc để chia sẻ với học sinh, mong sao học sinh lấy đó làm tấm gương để noi theo, như tình bạn hay tình thầy trò, như học cho ai, học để làm gì…
Vậy mà sáng nay hàng triệu học sinh phải nghe những câu rất khô khan, xa lạ và khó hiểu, kiểu như: Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (trích thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)".
Thư của chủ tịch nước mà vậy huống chi diễn văn của các quan chức khác. Chỉ tuyển học sinh ngoan đi dự lễ và lễ phải làm nháp trước là để lường tình huống học sinh không thể nào chịu ngồi yên suốt 4 tiếng đồng hồ để nghe những điều xa lạ, sáo mòn và khô cứng như vậy.
Làm lễ khai giảng sai ngày, diễn tập lễ khai giảng như diễn tập kịch, nội dung buổi lễ thì thiếu sự thân thiện và chân thật, mục đích buổi lễ thì dùng để tâng công, nịnh nọt...tất cả những điều ấy nói lên rằng: Ngành giáo dục đang dạy cho toàn thể học sinh sự gian dối ngay trong ngày khai giảng.
Có cần thiết tổ chức một lễ khai giảng hoành tráng như khai mạc thế vận hội mà không chút thân thiện hay không |
P/S: Nói thêm về sự chân thật và tính thân thiện trong buổi lễ khai giảng.
Vì là buổi lễ để khoe khoang và báo công nên các vị đã quá chú trọng đến hình thức, đến quy mô hoành tráng, đến sự nghiêm trang khô cứng, đến lễ nghi rườm rà. Nếu buổi lễ khai giảng thật sự dành cho học sinh và các thầy cô thì phải chú trọng đến sự chân thực và tính thân thiện của nó. Buổi lễ phải được tổ chức đúng vào ngày đầu tiên tựu trường, không nhất thiết phải đúng ngày 5.9 và tổ chức cho toàn thể học sinh của cả hai ca.Sân trường không đủ chỗ thì cho một nửa học sinh vào hành lang hoặc vào lớp học, nửa học sinh ngồi ở sân trường. Lễ khai giảng chỉ nên đọc thư của chủ tịch nước rồi đến phát biểu ngắn gọn và chân tình của hiệu trưởng. Sau đó là ý kiến của một thầy cô rồi cảm tưởng của một vài em học sinh. Còn các quan chức khác thì xin miễn vì những gì cần nói đã nói trong thư của chủ tịch nước rồi. Thời gian còn lại để giành cho các em gặp gỡ giao lưu với nhau sau ba tháng hè xa cách, cũng như để giành các em năm đầu cấp tìm hiểu làm quen với trường lớp, thầy cô và bạn bè.
Dĩ nhiên một buổi lễ như vậy sẽ không được hoành tráng lắm, sẽ có đôi chút lộn xộn thiếu tập trung, học sinh lên nói cảm tưởng trung thực thì có thể bị vấp váp, bị ngập ngừng, nhưng đó là sự vấp váp ngập ngừng đáng yêu và đầy trung thực của tuổi học trò. Bù lại học sinh có được một buổi lễ thân thiện, ý nghĩa và sẽ có nhiều kỷ niệm để đời. Từ đó sẽ có được những áng văn bay bổng, bất hủ về ngày đầu tiên đi học như Thanh Tịnh đã viết ra từ cái ngày tựu trường đầu tiên nên thơ và đầy cảm xúc chân tình của mình.
Màu mè hoa lá cành... là nghề của mấy chàng! Không phải bây chừ mình mới nói chứ trước đây mình đã tâm sự với vài bạn rồi. Rằng cái chuyện 30 hội ngộ TĐ ở Xuân Thiều, Đà Nẵng rất là nặng phần trình diễn. Cái chi cũng ưa cho "hoành tráng", cái chi cũng ưa cho to cho lớn, để làm chi vậy? Thầy trò bạn bè ở năm châu bốn bể gặp nhau sau 30 năm chỉ cần chung nhau uống một bình trà mà hàn huyên tâm sự là quý hoá rồi, đâu cần phải rườm rang nhiều tiết mục nặng phần trình diễn. Khổ nỗi là ở bển người ta đánh giá vào sự thành công của một sự kiện là ở cái bề ngoài hào nhoáng đó. Mình biết mình nói ra như vậy thì sẽ có rất nhiều bạn không thích, hoặc không vui và sẽ ghét cay ghét đắng mình. Nhưng chả lẽ mình cứ ngậm miệng để rồi người ta tưởng là người ta đang làm mọi điều tốt đẹp, mọi điều hay cho đất nước VN sao? Sự thật lúc nào cũng mất lòng, nhưng sự thật cần phải và nên được phơi bày!
ReplyDeleteThnx TA đã post bài ni, mặc dù đọc xong mình thấy bức xúc thiệt!
Có ký hiệp ước đình chiến hay chưa mà vẫn còn nghe tiếng súng văng vẳng đâu đây ... kha..kha
DeleteHiệp định Paris năm 1973 là gì? 40 năm sau, tiếng súng còn nghe văng vẳng, không phải trên chiến trường mà nghe ở trong tim trong óc của người dân Việt vô tội là do ở bàn tay cầm súng của quân xâm lược nào?
DeleteLT nhắc lại chuyện Hội ngộ nên luôn tiện gởi cho LT cái này :
DeleteLẳng lặng mà nghe chúng rủ nhau
Về thăm chốn cũ bởi...đã lâu...
Phen này ông quyết đi phe vé
Thiên hạ bao nhiêu đứa nhỡ tàu !
Lũ lượt cùng nhau, chúng kéo về
Con đàn, con đúm chắc lê thê ?
Phen này ông quyết buôn khăn giấy
Thiên hạ lắm người khóc tỉ tê !
Chúng lại bàn nhau mở hội to
Sâm banh, bia bọt chất đầy kho
Phen này ông quyết đi buôn chổi
Thiên hạ bao nhiêu đứa phải...hò
Chúng nó bảo nhau, quyết phải về
Chung vui để giữ trọn lời thề
Phen này ông quyết mần ăn lớn
Tiền lãi thu về chắc phủ phê !!!
(Chôm thơ của Tú Xương)
This comment has been removed by the author.
DeleteNói là nói vậy thôi chứ cuộc hội ngộ đó đã làm thỏa mãn tình cảm bạn bè sau bao năm xa cách. Người nào có mặt hôm đó mới biết rõ cảm xúc thức sự của mình như thế nào. Buổi lễ chính thức (cái được gọi là hình thức), trong tâm trí của nhiều người vẫn chỉ là phần phụ. Những gì diễn ra vào buổi sáng hôm ấy (phần được xem là phụ) mới thật sự gây xúc động và đáng nhớ. Đó mới thực sự là buổi quây quần họp mặt đầu tiên sau ba mươi năm xa cách. Những cái bắt tay, những cái ôm chầm thân thiết,những lời hỏi han, những cuộc trao đổi số phone, chạy qua chạy lại, chạy tới chạy lui sẽ còn đọng lại trong tâm trí của những người có mặt sáng hôm ấy...Và cũng sáng hôm ấy mình có được cái bắt tay với AT, một AT hiện hữu trước mặt chứ không phải trong thế giới ảo !
DeleteBây chừ mình có thể tin rằng năng lượng có thể chuyền từ tay người này sang người khác sau một cái...bắt tay, vì có người cả ngày hôm đó không ăn không uống mà vẫn tỉnh bơ 8,8,8.... :)
DeleteMà nghĩ lại thấy cũng buồn! Tháng 10 năm ngoái, mình có dịp về ĐN và được gặp một người bạn mà mình rất ngưỡng mộ về tài thi văn của hắn. Mình luôn mong được một lần bắt tay hắn và cụng ly "dzô" với hắn. Nhưng, thần tượng đã sụp đổ... vì khi thấy mình hắn chơi cái tình lơ... không thèm bắt tay mình mà chỉ nhếch cái môi với vài cọng râu kẽm lí nhí phía trên và cười ngạo mạn... :(
A ! Mình có nói chuyện với thằng cha đó rồi. Hắn bảo hắn rất thích LT. Hắn yêu những bài thơ, những comment tinh nghịch, dí dỏm và thông minh của LT trên trang web của Trường Đời. Hơn ai hết, hắn sốt ruột chờ đợi khi nghe tin LT sẽ về VN. Hắn không chờ nỗi cái ngày LT về Đà nẵng nên phải gọi phôn lung tung để xin cho bằng được cái số đt của LT. Hắn đã gọi vô Sài gòn để thăm hỏi sức khỏe gia đình LT. Hắn bảo, cái ngày đón gia đình LT về Đà nẵng, hắn đã ngồi chờ ở nhà Phượng HB hơn một tiếng đồng hồ trong khi có điện thoại báo về là đoàn ĐN đang đưa gia đình LT đi ăn trưa. Hắn nói hăn quyết không để mất cơ hội được siết chặt bàn tay của LT, người mà hắn mến mộ. Hắn bảo, khi đoàn xe về tới nhà của Phượng HB, hắn là người đầu tiên bước tới bắt tay, vỗ lưng LT khi LT vừa bước xuống xe và kéo một trong những chiếc valy vào nhà. Hắn nói là có tham gia họp mặt với gia đình LT tại nhà Thanh Thủy, cùng với gia đình LT và các bạn đi hat karaoke. Hắn cũng kể rằng trong các buổi họp mặt đó, hắn là người thường yêu cầu LT hát nhiều nhất. Tuy nhiên hắn cũng tâm sự với mình rằng hắn rất buồn vì không thể tham gia hết mình trong những ngày LT lưu lại Đà Nẵng được. Hắn bảo không nhiều thì ít hắn nắm được cái giá đắt đỏ của khu du lịch Bà nà, cái giá phòng Vip của các khách sạn Huế, cái giá dịch vụ siêu sang của khu resort cao cấp ở Đà nẵng mà trong cái thời điểm đó và cả khoảng thời gian trước đó, gia đình hắn đang lâm vào cảnh túng bấn. Hắn bảo rằng hắn không thể hưởng thụ những dịch vụ cao cấp đó với một cái túi rỗng, càng không thể để bạn mình phải trang trải hết những khoản chi phi đó. Hắn bảo hắn có sĩ diện và cố bảo vệ cái sĩ diện đó.
DeleteHắn nhờ mình chuyển tới LT lời xin lỗi và hãy thông cảm cho hắn.
Phần mình, mình nghe LT bảo "hắn chơi cái tình lơ...không thèm bắt tay mình mà chỉ nhếch cái môi với vài cọng râu kẽm lí nhí phía trên và cười ngạo mạn..." là nói oan cho hắn rồi đó !
This comment has been removed by the author.
DeleteAh... Có người đã nói ra cảm nghì của mình , không sợ bị đụng chạm à? Cảm ơn nhiều nghe! Mình thì đã nói (viết) thẳng, và đã bị mắng vốn heheh
ReplyDeleteNói dễ đụng chạm à nhe... có người về hội ngộ Xuân Thiều bị dị ứng nhe... :)
ReplyDeleteThật sự t chỉ ham nói chuyện chứ chẳng chú tâm mấy vào chuyện hội trường, nhưng phải công nhận bạn bè mình bỏ công, bỏ của ra nhiều lắm. (t cũng nghe phàn nàn về những tốn kém từ bên ấy lúc ấy ...)Bây giờ nói sẽ không mang lại lợi ích gì, chỉ buồn lòng người có tâm huyết.
TA vẫn trân trọng công sức, thời gian, và tiền bạc tự bỏ ra của các bạn có tâm huyết, chỉ không thích làm rình rang mà thôi.
ReplyDelete"Mất lòng trước, được lòng sau", nghĩ răng nói rứa người ơi! :)
ReplyDeleteCông sức, thời gian và tiền bạc tự bỏ ra của các bạn ấy đã đặt không đúng chỗ và đúng lúc. Biết bao nhiêu là bạn của các bạn ấy bị nghèo khó cần được giúp đỡ. Nếu như họ được những người bạn địa phương quan tâm đến thì cần chi họ phải viết thư xin được giúp đỡ từ hải ngoại? Hãy can đảm nhìn thẳng vào vấn đề các bạn của tôi ơi! Mình nói đây là nói chung cái tiêu cực của cả nước. Mình không chủ ý đả kích một nhóm hay cá nhân nào. Nếu muốn lên án thì thật sự cái chế độ hiện tại là đáng bị lên án nhất vì nó là nguồn gốc của mọi tội lỗi xảy ra trên đất nước mình.
Vì mình còn quan tâm đến hạnh phúc của người dân xứ mình nên mình có ý kiến góp ý xây dựng. Nếu các bạn muốn mình vô cảm mà ngày hai bữa đi cày về xong rồi ăn nhậu hưởng thụ thì...dễ quá, ai làm chẳng được!
"Cẩn thận kẻo bị ăn nước bọt", À há!!!, thà mình hy sinh bị ăn nước bọt cho riêng mình, còn hơn là mình nhục nhã nhìn thấy quê hương tổ quốc mình cứ bị "nước lạ" cho ăn nước bọt cho tới đời cháu đời chắt chít, mình chịu không nỗi! Vì thế mình đã nói, nói hết mà không sợ bị đụng chạm. Mình không sợ vì mình biết sau cái đụng chạm cố tình đó là một sự cảm thông của những người còn quan tâm đến vận mệnh của đất nước VN.
Và mình tin chắc rằng các bạn sẽ không giận mình và thay vào đó, các bạn sẽ để dành những giọt nước bọt ấy để nhổ vào cho tiêu tan độc tài, bất công, nghèo đói, lạc hậu đang hoành hành ngay chính trên mảnh đất của các bạn đang sống.
Mong lắm thay! Mong lắm thay, các bạn của tôi ơi!!
This comment has been removed by the author.
DeleteThế này LT à ! Cái việc giúp đỡ lẫn nhau được định hình từ sau cuộc hội ngộ đó. Trước đó bạn bè có biết tin tức gì về nhau đâu. Chính nhờ đó mà sau này mới có chuyện thăm viếng lẫn nhau mỗi khi có người gặp hoạn nạn, ốm đau, mất mát...Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là sự gắn bó tình cảm ấy do loptoionline và cuộc hội ngộ lịch sữ đó đem lại...
DeleteCảm ơn bạn Minh Lê gởi cho LT bài thơ ở trên!
DeleteMinh Lê và Thanh Thủy ơi, hai bạn khỏi cần nói ra, ai mà không biết những gì quí báu mà loptoionline và cuộc hội ngộ 30 năm đã đem đến cho chúng ta, những cựu học sinh của trường PCT khóa 1981. Hông lẽ chừ bạn mới nhận ra điều này hay sao? Hay là, hông lẽ bạn nghĩ rằng mình không trân quý nó nên muốn nói ra để nhắc nhở mình?
Các bạn của tôi ơi, bạn chưa thấy hết toàn cảnh của căn nhà mà bạn đang ở đâu. Vì hoàn cảnh bắt buộc, bạn chỉ thấy những gì đang phô trương ở bên trong chung quanh bốn bức tường đóng kín của căn nhà mà thôi. Rất tiếc bạn chưa có dịp để đứng trên một căn nhà cao tầng kế bên để thấy hết toàn cảnh của căn nhà mình đang ở là như thế nào. Nó không phải là xấu, cũng không phải là đẹp, mà là hình ảnh trung thực chính xác nhất vì bạn đã quan sát được bên trong lẫn bên ngoài của căn nhà sau khi so sánh với các căn nhà chung quanh nó.
Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Nhưng nếu không ra khỏi cái chăn để thấy được rằng đó là một cái chăn có rận thì làm sao rủ bỏ được rận đây?
Không biết mình đã nói chi đây và bạn mình nghĩ mình như thế nào đây??? Cảm ơn bạn nếu bạn nghĩ mình chỉ có ý tốt...
Dĩ nhiên là không bao giờ giận rồi,(khi mô xuống Los mà LT lơ không dẫn đi chơi hối đó mới giận kìa :) )
ReplyDeleteGiận con rận_ Đun cái áo...Có nên chăng?
ReplyDeleteSợ cây cung_ Thấy lằn cong cũng khiếp?
Ghét chế độ_ Căm độc tài...Chối bỏ nhân dân...
Đất nước còn đó_ Quê hương thắm tình_ Ruột thịt vẫn còn ấm máu trong tim_ Bạn thân vẫn còn đang nhắc nhớ_ Đòng hóa tất cả để rồi chôn vùi hết...Có thể nào?
TT chỉ muốn nói thật lòng những gì mình nghĩ_ Bị ghét cũng đã ghét rồi...Bị chối bỏ có cố cũng không hàn gắn nỗi...Tình bạn chỉ đến từ hai phía...Một người muốn yêu thương...Một người kia luôn ngoảnh mặt...Biết sao giờ?
Người Việt ở trong nước_ Người Việt ở nước ngoài...Coi như hai tập hợp mà giao của hai tập hợp là tình bạn_ Là mái trường_ Là yêu thương_ là kỷ niệm và mong muốn sống thêm một lần hạnh phúc tuổi xanh....TT trân trọng lắm lắm nhưng gì mình có chung với nhau...
Riêng cuộc hội ngộ 30 năm_ Mỗi người mỗi suy nghĩ cảm nhận khác nhau...Nhưng...đối với TT, việc được nhìn lại những gương mặt, nụ cười và được cầm tay bạn mình sau ba mươi năm, để thấy lại những gì còn lại vô cùng ý nghĩa...Là một trong những gì đẹp nhất của đời người....
Xin cám ơn sự cố gắng của những người bạn đã đóng góp công sức trong ngày hội ngộ, những bạn đã cố gắng trở về, những bạn không về được nhưng vẫn chia xẻ yêu thương hướng về hội ngộ....
Thanh Thủy.
Chớ hông phải thấy hắn ba nhe thì tránh xa hắn 10 thước, chừ biết hắn là thằng phổng đạn thì ai cũng muốn đứng cách xa hắn 10 cây số hả?
DeleteMình đề nghị nếu có cuộc 35 năm hội ngộ thì tất cả bạn bè thầy cô cứ mặc áo thun quần jean...ngồi bệt xuống đất, ăn cháo cá cu, vừa đàn vừa hát, vừa kể chuyện vui liên quan tới con số 35... là tuyệt vời nhất! Khỏi cần phải sân khấu, biểu ngữ "nhiệt liệt chào mừng..." này chào mừng nọ, và nhất là dẹp mấy cái mảnh vải màu đỏ chói đó càng ít càng tốt...
DeleteMình biết nó sẽ tuyệt vời vì mình đã được sống trong những giây phút đó rồi...và mình sẽ nhớ mãi...
ReplyDeletet cũng đồng ý vậy, bỏ qua chuyện hình thức, ăn uống, cùng 1 lúc mà gặp lại cả "trăm người xưa cũ" là 1 cái duyên khó lập lại lần thứ 2 trong đời cho nên t rất trân trọng nó.
Nói thiệt, ham chạy ham nói , hội ngộ tan hàng, ra về bụng đói meo, vì có thì giờ để ăn uống đâu.
Chứ không phải ăn đồ ăn Mỹ quen rồi nên ăn đồ ăn VN không đủ no hay sao? :)
Deletehaha :)
Delete