Tác giả Dương Quỳnh Khanh vừa từ Việt Nam sang du lịch Mỹ thăm con gái. Sau ba tháng thăm đất nuớc hợp chủng, bài viết ngắn sau đây cho thấy cách nhìn trân trọng bà dành cho nuoc Mỹ và nguời Việt ở Mỹ.
*
Sau bao năm cầu xin, tôi đã được huởng một phép lạ do Chúa ban tặng. Đó là lần phỏng vấn thứ ba, tòa Tổng Lạnh Sự Mỹ ở Saigon đã chấp thuận cấp visa cho tôi đi Mỹ thăm con gái và con rể. Lần thứ ba này, con rể nguời Mỹ đứng ra bảo lãnh và kèm theo một thư cam kết.
Hai lần bị từ chối truớc làm cho tôi nản lòng, vì lý do không có tài sản, không có gì ràng buộc với Việt Nam. Nay, nhờ con rể nguời Mỹ bảo lãnh, việc cam kết tôi không có lý do gì lưu trú tại Mỹ có vẻ đáng tin hơn.
Nhận được visa, tôi quýnh quáng không biết sẽ đem gì, mua gì làm quà cho con, rồi ngày đi đến nhanh.
Đặt chân trên đất Mỹ vừa đúng 12 giờ đêm ngày Chúa Nhật, làm thủ tục khám xét xong xuôi, hải quan phi truờng cho phép tôi ở Mỹ sáu tháng.
Đẩy hành lý ra, gặp hai vợ chồng con gái đang đứng đón, lòng bồi hồi cảm động nhớ thương đã làm tôi bật khóc như một đứa trẻ.
Từ phi truờng Los Angeles chạy về Oceanside nơi con tôi ở đúng 2 tiếng lái xe. Trên đường về ban đêm, xe nối đuôi xuôi nguợc, đèn sáng đỏ chạy dài trên con đường có dạ quang như dải lụa đen đính kim tuyến. Nhờ đen nên quang cảnh ban đêm thật đẹp, bên ngoài trời về đêm không khí dễ chịu.
Hai tiếng giản dị
Nuớc Mỹ, nơi mà nguời ta thuờng gọi là Thiên Đường, là một đất nuớc tự do đã cưu mang gần hai triệu nguời Việt, trong đó có con gái, em gái tôi.
Thiên Đường, hai tiếng giản dị vậy mà có một sức hút lạ kỳ. Với những nguời phải sống trong cảnh bất công, tù ngục thì nước Mỹ đúng là một thiên đường ở ngay trên mặt đất. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đặt chân đến vì đó là một nơi xa vời vợi, nguời dân bình thuờng, không họ hàng, không thân thích, không ai bảo lãnh có tiền cũng khó mà tới được.
Nhớ lại 32 năm về truớc, bao triệu nguời ra đi bỏ lại đằng sau tất cả những gì đã có, bỏ lại họ hàng, anh em, cha mẹ, bạn bè, họ đã tìm đủ mọi cách ra đi, tìm cái sống trong cái chết. Để có thể lên đường tìm tự do, tìm thiên đường, họ đã phải đánh đổi nhiều thứ, từ làm mồi cho cá biển tới thân bị tù tội, nhà cửa bị tịch thu.
Hành trình của nguời Việt tìm tự do còn tiếp diễn nhiều năm sau này. Biết bao xương cốt thuyền nhân Việt vẫn nằm sâu duới đáy biển, dưới lòng sông.
Những đồng đô la quí giá
Gần hai triệu nguời dân Việt giờ đây đã an cư lạc nghiệp tại xứ Mỹ. Ngay từ buổi đầu, khi tới được nuớc Mỹ, hầu hết họ đều nghĩ tới những thân nhân còn lầm than ở quê nhà, ai nấy phải làm lụng vất vả dè sẻn để gửi tiền về quê hương giúp cha mẹ, anh chị em. Khi ổn định họ lại tìm cách bảo lãnh cha mẹ, anh em, vợ con đến xứ sở an toàn đầy đủ nhưng không kém phần vất vả.
Còn nhớ, những ngày khốn khó ở quê nhà, khi nhận được những đồng đô la quý giá từ tay con gái tôi gởi về tôi cảm động lắm. Con gái tôi gởi tiền về cho gia đình không bao giờ than vất vả khó nhọc, nhưng tôi được nghe nhiều nguời kể về xứ sở xa xôi đó.
Sáng sớm tinh mơ, cơm đùm cơm nắm mang theo để ăn trưa, chiều tối về ăn cơm nhà, ai cũng như ai tằn tiện chính bản thân, để rồi mỗi lúc thân nhân quê nhà cần tiền thì sẵn sàng gởi về giúp đỡ, không đắn đo, không than thở.
Đồng đô la từ Mỹ gửi về quê nhà quý giá vô cùng, vì đó là quá trình lao động mồ hôi nuớc mắt của thân nhân mình, nó nâng đỡ nhiều gia đình khó khăn hoặc nâng đỡ hỗ trợ nhiều cơ quan từ thiện, từ chùa chiền cho đến nhà thờ.
Nhưng cũng do đồng đô la này, lòng tham đã làm cho nhiều gia đình bất hòa. Tại Việt Nam, nguời nhận từng giành giựt hơn thua, kẻ ít nguời nhiều, đâm ra giận hờn từ bỏ nhau. Tại Mỹ cũng có nhiều cảnh ngộ, vợ chồng chia tay cũng vì gởi không đồng đều giữa hai gia đình nội ngoại.
Đồng đô la quý giá nhưng cũng gây ra lắm cảnh đau lòng, nguyên nhân chỉ là do con nguời ích kỷ mà ra. Nguời nhận được dola vui vẻ bao nhiêu thì thân nhân ở Mỹ phải nỗ lực vất vả bấy nhiêu.
Hôm nay tôi có mặt ở đất nuớc này thuộc diện du lịch thăm con, được con chở đi chơi nhiều nơi, nhận thấy đúng là xứ sở văn minh tiến bộ mà làm biết bao nguời thèm muốn, nó sạch đẹp làm sao! Ngoài đường phố không có trẻ em, thanh niên, thiếu nữ đi nghểu nghện, chỉ có nhà hàng ăn, quán bar, shop, mới thấy họ ăn uống, mua sắm ở nơi đó mới thấy mặt trẻ em, ngày thuờng cha mẹ tất bật, các trẻ nhỏ đều vào trường vào lớp, chúng không quấy rầy cha mẹ.
Xã hội Mỹ luôn tạo điều kiện cho con nguời biết tự lập, tự vươn lên không ỷ lại, không dựa dẫm. Dù cha mẹ giàu có, muời tám tuổi trở lên tự lập thân, tự tìm việc chúng có thể trở thành cô bán hàng, hay cậu thanh niên bưng bê phục vụ cho khách, làm đủ mọi nghề.
Ở đây nguời Phi, nguời Mễ, nguời Việt rất chịu khó, không việc gì họ từ, miễn là kiếm đươc việc, kiếm được tiền, họ gởi về giúp thân nhân, giúp đất nuớc mỗi năm hàng trăm triệu dola.
Đồng dola đã quý, lòng nguời nhân ái càng quý hơn. Nuớc Mỹ là đất hợp chủng, gồm đủ mọi sắc dân. Đất nuớc nào bị thiên tai, chính phủ Mỹ, dân Mỹ đều sẵn sàng giúp đỡ từ tiền bạc, áo quần, thực phẩm cho đến thuốc men.
Ba tháng ở thiên đường
Vùng con tôi ở là một thành phố trên đồi cao và gần biển, những con đường rộng thênh thang chia nhiều làn xe thẳng tắp chạy dài hoặc quanh co uốn luợn chẳng khác nào màng nhện nhưng có lớp lang thứ tự. Hè ở đây khí hậu nóng như Việtnam.
Hai hôm sau con tôi nghỉ phép, chở tôi đi chợ. Đến các gian hàng, các cửa hiệu, tôi như choáng ngợp, nó rộng rãi to lớn, hàng hóa nhiều vô kể, trang trí bày biện ngăn nắp hấp dẫn, mải mê ngắm nhìn chọn lựa, tôi như nguời dân quê ra tỉnh, sự quê mùa bộc lộ rõ nét của nguời mới tạm nhập cu.
Đến hôm nay tôi ở đúng 3 tháng, các con chở đi chơi nhiều nơi.
Đứng trên cao nhìn bao quát biết bao danh lam thắng cảnh, nơi nào cũng bao phủ bởi màu xanh cây cỏ, hoa lá tươi mát. Nhà cửa khắp noi xây cất gần giống nhau màu sắc trang nhã, bên trong thiết kế tiện nghi, thuận lợi.
Hiện nay nguời Việt tại Mỹ cần cù chăm chỉ, ăn nên làm ra thành đạt, được sống trong tự do nhân quyền, họ đã khẳng định nuớc Mỹ là quê hương thứ hai, không thấp thỏm lo âu bị ai tước đoạt tài sản, không lo sợ khống chế tự do nhân quyền do đó họ sống thật bình yên.
Tôi chưa thấy bóng dáng thiên đường trên cao nhưng đất nuớc nào giàu có, dân sống sung suớng lạc quan, không sợ hãi, không lo âu thì đó là thiên đường.
Nhìn nguời mà ngẫm đến ta, lòng cứ quặn đau, đi chơi mà niềm vui không trọn vẹn. Biết đến bao giờ những nuớc lạc hậu bảo thủ, trong đó có nuớc tôi, thoát khỏi cảnh bất công, đói nghèo để được hưởng một chút thiên đường nơi trần thế.
http://www.dactrung.com/Bai-tr-19489-Thien_duong_Ha_Gioi.aspx
Song o dau cung vay thoi. Con "tham san si" la con kho. Khong biet cach song an nhan thi song o dau cung la dia nguc.
ReplyDeleteHahaha...Không tham không sân không si thì làm răng mà ngóc đầu lên được trong thiên đường "XHCN" VN được trời??? Tu như các đệ tử của Làng Mai, của Phật giáo Hoà Hảo, vv... mà chúng có để cho họ yên đâu nè! Sống trong lòng địa ngục thì phải hành động để phá vỡ những xích xiền để thoát khỏi nó. Thoát khỏi sự kìm kẹp trong địa ngục đỏ XHCN tức là đã lên được Thiên Đàng rồi. Khỏi cần đi đâu xa!
ReplyDelete