Thursday, June 6, 2013

Du khách “né” TP.HCM

Đang dần mất vị thế trung chuyển du khách quốc tế khi nhiều hãng hàng không bay trực tiếp tới các điểm đến nhưng du lịch TP.HCM vẫn không chủ động trong việc tìm cách giữ khách.


Dần mất vai trò đầu mối
Suốt nhiều năm trước, TP.HCM là cửa ngõ quan trọng nhất của cả nước khi hầu hết những chuyến bay quốc tế đều hạ cánh ở Tân Sơn Nhất. Thế nhưng, đó là do tình thế bắt buộc, vì các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng. Khi các sân bay Cam Ranh, Đà Nẵng… phát huy vai trò lớn hơn, TP.HCM dần mất vị thế đầu mối. Theo Sở VH-TT-DL TP.HCM, năm 2012, địa phương này đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 56 % tổng lượng khách đến VN, con số này đã giảm so với tỷ lệ hơn 60% của những năm trước đó.

Vấn đề quan trọng nhất mà ngành du lịch TP.HCM cần phải làm trước hết là ổn định lại an ninh trật tự
Ông Robert Tan, chuyên gia du lịch người Singapore

Ông Robert Tan, chuyên gia du lịch người Singapore, cho rằng TP.HCM đang dần mất đi vị thế đầu mối của du lịch VN. Những năm trước, khách bay thẳng đến TP.HCM và bắt đầu di chuyển dài ngày để tham quan khắp VN. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng giao thông của VN ngày càng kém, nên hành trình tour dài ngày cũng bị rút ngắn. Cộng với kinh tế khó khăn, tour dài ngày cũng không còn là lựa chọn trước nhất. Đối với du khách quốc tế đặt mục tiêu nghỉ dưỡng và tham quan danh thắng, thì TP.HCM không phải là ưu tiên.
Không chỉ dần mất vị trí trung chuyển trong nước, TP.HCM còn mất vị trí kết nối với các điểm đến tới Campuchia và Lào khi nhiều chuyến bay cũng đã trực tiếp đưa khách đến các nước này. Hoặc du khách di chuyển từ Thái Lan qua Campuchia. Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, cho rằng TP.HCM có ưu thế trung chuyển rất lớn với điểm đến Campuchia, khi khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ, đường sông và hàng không. Tuy nhiên, các kết nối này đang rất kém cỏi, nhất là đường bộ, khi cửa khẩu Mộc Bài chật chội, không tiện nghi cho du khách quốc tế, xử lý thủ tục chậm chạp…
Èo uột
Theo ông Tan, phát triển của nhiều thành phố du lịch lớn trên thế giới như Hồng Kông, Bangkok (Thái Lan), Singapore hay Kuala Lumpur (Malaysia) cũng giống như TP.HCM là dựa trên nền tảng sản phẩm du lịch nhân tạo. TP.HCM có lợi thế phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như mua sắm miễn thuế, hình thành những khu ẩm thực hay những khu vui chơi giải trí; làng văn hóa các dân tộc; nhà hát biểu diễn văn hóa truyền thống; chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm khu vực… Nhưng rất tiếc, đến nay các sản phẩm này hoàn toàn thiếu vắng hoặc phát triển một cách èo uột.
Du khách “né” TP.HCM

Hàng rong chèo kéo khiến du lịch TP.HCM ngày càng mất điểm - Ảnh: D.Đ.M
Chợ đêm Bến Thành (Q.1) dần biến dạng, trở thành điểm ăn uống bình dân chèo kéo du khách và bán hàng giả, hàng nhái. Các điểm mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ có quy mô nhỏ, không thể cùng lúc chứa được nhiều đoàn xe. Chương trình bán hàng miễn thuế không thực sự thu hút du khách do không đa dạng hàng hóa. Gần như không có các điểm vui chơi về đêm. “Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất mà ngành du lịch TP.HCM cần phải làm trước hết là ổn định lại an ninh trật tự”, ông Tan phát biểu.
Trên thực tế, sự sụt giảm của khách đã bắt đầu. Nhiều khách sạn ở TP.HCM cho biết công suất phòng khai thác trong năm 2012 và những tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ. Nguyên nhân do lượng khách đến VN sụt giảm; khách không còn trực tiếp bay đến TP.HCM như trước (thường ở lại đêm đầu và đêm cuối).
Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM, thừa nhận việc địa phương mất dần lợi thế trung chuyển không chỉ tác động tiêu cực đến ngành du lịch, mà còn có nhiều lĩnh vực khác, như thương mại, dịch vụ… Vì thế, TP.HCM buộc phải định hướng cho mình một hướng phát triển khác. “Đặc biệt thúc đẩy phát triển mua sắm, ẩm thực. Làm sao ẩm thực phải trở thành sản phẩm du lịch; khách vào VN phải nghĩ tới việc đến TP.HCM mua sắm. Hàng quý phải tổ chức tháng khuyến mãi cho du khách, cả mua sắm, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn cùng tham gia… Làm như vậy mới tránh được trường hợp chúng ta không bị khách bỏ rơi”, ông Khánh phân tích.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130408/du-khach-ne-tp-hcm.aspx


Bay thẳng “né” TP.HCM
Từ đầu tháng 4.2013, Vietnam Airlines (VNA) chính thức bay thẳng từ Cam Ranh đến Moscow (Nga) vào thứ sáu hằng tuần. Ngoài ra, vào tháng 10.2013, VNA dự kiến sẽ tăng thêm một chuyến nữa vào ngày thứ hai. Trước VNA, năm 2010, Hãng hàng không Nga Vladivostok Air đã bay thẳng từ vùng Viễn Đông Nga đến Cam Ranh.
Nhiều chuyến bay thẳng quốc tế cũng tấp nập tới Đà Nẵng. Mới đây là Dragon Air bay thẳng từ Hồng Kông và dự kiến từ tháng 4 mỗi tuần sẽ tăng lên 3 chuyến. Như vậy, đến nay đã có 9 đường bay thẳng quốc tế đến sân bay Đà Nẵng; chưa tính 5 đường bay thuê chuyến trực tiếp khác. Sắp tới, dự kiến từ Đà Nẵng có thể bay thẳng tới Nga.
Sân bay quốc tế Nội Bài cũng ngày càng gia tăng thêm các chuyến bay trực tiếp. Riêng VNA, trong số 45 chuyến bay trực tiếp/tuần đến 4 thành phố lớn của Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Nagoya, Fukuoka) và ngược lại có tới 21 chuyến xuất phát từ Hà Nội.

N.Trần Tâm

19 comments:

  1. Neu bay thang duoc ve DaNang, t cung bay thang thoi ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Singapore Airline đả bay thẳng ra DN đó t. Có điều chỉ có hai chuyến một tuần và phải ghé qua Nga.

      Delete

    2. Bay thẳng mà còn ghé Nga, thì thà ghé SG, HN còn hơn :)
      có thời gian nghe đồn SF hay Los sẽ bay thẳng về DN,mừng dễ sợ, nhưng mà mừng hụt rồi...

      Delete
  2. Bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi về nghe, Trống Đồng nổi tiếng quá, coi chừng bạn sẽ được bay thẳng vô....kho đạn luôn đó! :))

    ReplyDelete
  3. Ay chà, cũng nghĩ ra điều đó hả LT? Có định về nữa không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Muốn hay không, LT cũng phải về để...thăm nuôi bạn Trống Đồng trong kho đạn đó TA à! :)
      Bạn bè gặp hoạn nạn không lẽ mình bỏ lơ sao, huống gì TG là "người bạn tinh thần" của mình mà!
      (không dám nói TG là "đứa con tinh thần", sợ người đó nổi quạu quá!)

      Delete
  4. TA!

    Bài nầy hình như chỉ để "lôi kéo" du khách Ngoại Quốc. Chứ còn "Việt Kiều" về, thì vẩn bị phiền với thủ tục "đầu tiên" của Hải Quan ở các sân bay trong nước. Hay là tiêu cực nầy biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

    ReplyDelete
  5. Bài này của báo thanhnienonline cảnh báo về đường hướng phát triển của ngành du lịch hàng không, cũng như những ảnh hưởng kinh tế kéo theo của ngành này. Còn những tệ nạn nơi cửa hải quan, chắc nên để qua chuyện dài nhiều tập :(

    ReplyDelete
  6. Hồi mới qua Nhật, con Bé nhà TT được mời đến một hội quán để giao lưu...Số ghế chuẩn bị quá ít so với số người đến tham dự...Bé nhà mình nghĩ nó còn nhỏ nên mời những người Nhật làm trong hội quán đó ngồi trên ghế, nhưng họ cười lắc đầu..."Các bạn là khách còn chúng tôi chỉ là người công bộc...mời các bạn...". Qua nước họ, cháu phải làm rất nhiều thủ tục giấy tờ, nó nghe làm giấy tờ nó ớn lắm, nhưng nó đã ngạc nhiên đến thích thú khi lệ phí rất thấp và nhất là thái độ của nhưng nhân viên hành chính ở đó, rất niềm nở tận tình và luôn cười cảm ơn..."Cảm ơn bạn đã đến làm thủ tục"...Nghe con mình kể mà mình cứ tưởng là thiên đường...Ước gì...Những người làm việc nhà nước ý thức được rằng mình chỉ là người công bộc...thì những chuyện lếu láo đó mới thôi còn ở các cửa quan...

    ReplyDelete
    Replies

    1. Cái lòng bàn chân t có lò xo nên nhảy quanh cũng nhiều. t để ý... Ở những nước càng tiến bộ, tự do dân chủ càng nhiều, thì người dân càng khiêm nhường và nhân ái.. vì tự chính họ muốn như vậy chứ không có 1 bè đảng nào gương súng vào đầu ép buộc họ phải làm vậy...

      Delete
    2. Hi TTh, lâu lâu tâm sự chút chút nghe.
      Đúng là có rất nhiều việc thường ngày trong xã hội, nhất là những gì liên quan đến con người, mà có ra bên ngoài hay có người thân quen đi ra bên ngoài mới giật mình thấy VN mình quá sức "xuống dốc". Có vài điều suy ngẫm: những gì xảy ra chung quanh nếu quá thường xuyên sẽ làm cho mình cảm thấy như vậy là bình thường. Giống như sống ở các nước tiến bộ dân chủ lâu quen rồi thì lại thấy những chuyện ở xã hội họ là hiển nhiên, bình thường chứ không gây ngạc nhiên như hồi con bé con TTh mới sang "thiên đường" Nhật. Có lẽ đây chính là 1 trong những lý do mà các trao đổi bạn bè TĐ trước đây đôi khi gây chuyện không vui nếu có ai đó không sẵn lòng lắng nghe sự khác biệt. Nhất là khi trao đổi sâu hơn về nguyên nhân của khác biệt...
      Ước gì...Hồi trước mình cũng hay "ứớc gì" lắm (bên cạnh việc ráng làm hết sức trong lãnh vực nho nhỏ của mình, như T.Th vậy), nhưng nói thiệt, bây giờ mình sẽ không nói như vậy nữa ...

      Delete
  7. PTH ơi, ước gì… tất cả bác bạn mình ở VN đọc được cái comment này của H.
    Và ước gì sau khi đọc xong họ sẽ sẵn lòng lắng nghe sự khác biệt… và trao đổi nguyên nhân tạo ra sự khác biệt. Như thế thì đối thoại là bước cần thiết căn bản nhất để tìm ra nguyên nhân và từ đó có thể dung hoà sự khác biệt giữa người sống trong nước VN và người đang sống rất lâu ở nước ngoài, phải không H?

    Sự khác biệt cơ bản nhất của hai bên-bên trong nước, bên ngoài nước- là gì? Có rất nhiều điều khác biệt để chúng ta bàn tới, nhưng trước hết và cơ bản nhất mình xin nói tới cái quyền mà mỗi con người sinh ra trên trái đất này đều có, nhưng lại không giống nhau tuỳ theo nơi người đó ở. Đó là quyền tự do phát biểu ý kiến.

    Mình đang sống ở Mỹ, cho nên mình xin được giới hạn bàn luận về cái quyền này ở xứ Mỹ. Ở Mỹ, quyền tự do phát biểu ý kiến được bảo đảm bởi Tu chính án thứ Nhất trong 10 Tu chính án của Hiến pháp của Mỹ: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.” Ở VN, quyền này được viết (nhưng không được bảo đảm) bởi Điều 69, Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

    Mới nhìn vào thì các bạn thấy quyền tự do phát biểu ý kiến, hay là tự do ngôn luận, của người dân được bảo đảm bởi hiến pháp của mỗi nước, Việt Nam hay là Mỹ. Nhưng nếu đọc kỹ thì các bạn sẽ thấy trong hiến pháp Việt Nam có thòng thêm câu “…theo quy định của pháp luật” ở một vài điều. Các bạn ơi, chính cái câu thòng “…theo quy định của pháp luật” này là nguyên nhân sâu xa của sự khác biệt trong tự do ngôn luận của các bạn mình ở trong nước và các bạn mình đang sống rất lâu ở nước ngoài.

    Nhà cầm quyền VN hiện nay sẵn sàng đàn áp, trù dập, bắt bớ , bỏ tù những ai muốn nói lên những điều gì, khi mà nhà cầm quyền không thích thì họ sẽ dùng đến cái chiêu.. “trái với pháp luật đã quy định” này. Thử hỏi, pháp luật của nhà cầm quyền VN hiện nay là pháp luật gì? nếu không muốn nói là luật rừng? Luật lệ thì có đấy, nhưng có tuân thủ theo hay không lại là một chuyện khác. Cái câu “đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm” sao mà càng ngày càng thấy thấm thía quá!

    Đó là cách hành xử của nhà cầm quyền đối với người dân trong nước, ai cũng biết, mình không muốn bàn luận thêm nữa, sợ rằng càng nói các bạn càng chán ghét mình thêm. Cái làm mình buồn và cái mình muốn nói ở đây là cách hành xử thiếu văn minh ấy lại tiêm nhiễm vào bạn mình, hoặc nó nghiễm nhiên trở thành một “model” để các bạn của mình theo đó mà hành xử một cách tự nhiên, cứ như rằng chẳng có gì sai, mặc dầu bạn đó đang sống ở nước ngoài.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi LT,
      Thực ra TĐ là 1 môi trường giao lưu tuyệt vời để trong ngoài có thể tìm hiểu về đời sống các môi trường xã hội khác nhau trên tình thần bè bạn, từ đó giúp cho cuộc sống tinh thần đi lên. Mong ước là vậy nhưng điểu kiện thực hiện chưa được thì trước mắt đành phải chấp nhận vậy thôi. Trẻ con chỉ cần 5,10 năm đầu đời là mọi thứ đã được định hình theo gia đình và xã hội rồi, đằng này đến > 80 năm rồi, qua nhiều thế hệ rồi! Không bị tác động mới là chuyện lạ. Cứ nên xem là chuyện dễ hiểu thôi, chẳng nên buồn làm chi, rồi cái gì đến nó cũng sẽ đến.

      Delete
  8. Đúng vậy, mình đang nói tới sự cố “Đổi tên nước” trong loptoionline.net vửa rồi, và mình cũng muốn nhắc tới một (hoặc hơn) người bạn cũng dùng cái chiêu “…theo quy định của nội quy…” mà đã hành xử không đẹp (nếu không muốn nói là độc tài) với các bạn khác của mình.

    Chuyện cũ không vui đã qua rồi, xin đừng nhắc tới!- mình biết các bạn muốn nói với mình như thế. Nhưng hiện tại là gì nếu đó không phải là tương lai của quá khứ, hoặc là quá khứ của tương lai? Vì thế, mình nên nhìn lại quá khứ để học tập, rút tỉa kinh nghiệm, học bài học lịch sử để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Và mình muốn các bạn trong và ngoài nước sẵn lòng lắng nghe sự khác biệt của nhau, để từ đó chúng ta dung hoà và cảm thông cho nhau. Nếu chúng ta không thể là một nửa của nhau, ít nhất chúng ta hãy bắt tay nhau, cùng nhau ngăn chặn kẻ láng giềng phương bắc lâm le xâm lăng đất nước của chúng ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi nhất. Vì thế, hãy đồng hành hoặc ủng hộ những cuộc biểu tình chống Trung Cộng, nếu các bạn xem đó là kẻ thù chung của chúng ta. Hãy để yên, không xoá bài khi có bạn đăng những bài chống Trung Cộng. Đừng nhân danh chống Đảng và chính phủ mà xoá bài đăng của các bạn mình.

    Nếu được như thế thì sự khác biệt của chúng ta sẽ dần dần xoá bỏ…để chúng ta cùng nhau đưa đất nước của chúng ta tiến nhanh tiến mạnh về phía trước…

    “Ước gì...Hồi trước mình cũng hay "ứớc gì" lắm (bên cạnh việc ráng làm hết sức trong lãnh vực nho nhỏ của mình, như T.Th vậy), nhưng nói thiệt, bây giờ mình sẽ không nói như vậy nữa”… Mình hy vọng là H không bi quan và sẽ tiếp tục nói “Ước gì…” như hồi trước nghe H?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chắc phải từ từ làm rõ thêm chỗ ni chút xíu kẻo ông bạn chí cốt hiểu sai thành con người không biết ước mơ :)
      Uhm mà cái ni là inspired từ Th.Thủy nên chắc phải chờ Th.Thủy lặn nổi lên đã nghe!

      Delete
  9. PTH@ Tại sao TT phải dùng từ "ước mơ"?...có thể ai đó cho mình là hèn nhát...nhưng không phải vậy...H dùng từ hơn 80 năm có nghĩa là trên bốn thế hệ...TT nhớ có lần ai đó đã nói..."Dạy con phải dạy trước lúc nó ra đơi hai mươi năm....", "Nhà sụp phải sửa cột chớ không sửa mái" mà điều đó quá lớn lao...cần sự nổ lực từ nhiêu ngươi, nhiều phía, va nhiêu thơi gian....Hôm trước TT có đưa quyển "Khuyến Học" của nhà văn Nhật lên TD không phải vì nó có điêu gi mới lạ nhưng nó hay là bởi tại sao những điêu rất đơn giản ai cũng thấy mà lại khó có thể thực hiện ở nước ta? Điều TT ƯỚC MƠ là vậy....không hèn như ai đó đã từng nghĩ xấu về bạn mình đâu....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi T.Th,
      "Nhà sụp phải sửa cột chớ không sửa mái". Nhiều khi sửa cột cũng không xong vì cột nào cũng mục theo mái hết, do cái bản thiết kế nó đã trật rồi. Cứ sửa và sửa chỉ làm căn nhà xuống cấp thêm trầm trọng chỉ khổ cho con cháu trong nhà mà thôi. Đập nhà xây lại theo kiến trúc khác chưa chắc nhà mới vững, đẹp nhưng chắc chắn thoát được cái nhà hiện tại đang sụp.
      Mình có mấy lần thấy T.Th tâm sự về công việc, có lẽ cùng ngành và cùng chiến đấu sống mái với tử thần trong ICU nên mình thấu hiểu.
      Thât ra trong xã hội VN hiện nay, mình tin là ngành nào cũng còn nhiều những con người hằng ngày trăn trở để ráng hoàn thành nhiệm vụ xã hội của mình (không dễ chút nào) và "ước mơ" hy vọng 1 sự đổi thay để không còn những bất cập ở 1 ngành nào đó, nơi nào đó, người nào đó. Rất đáng trân trọng. Nhưng nghĩ lại điều đó chỉ hiện thực đối với 1 xã hội mà bộ máy thống trị sau 1 thời gian chứng tỏ được khả năng đưa đất nước đi lên mà thôi.

      Delete
    2. ... nhiều điều muốn nói lắm nhưng thôi, cũng đừng đề cập chuyện sang "hèn" chi đó nữa. Tất cả bọn mình ai cũng là nạn nhân của 1 chính sách mà làm cho con người mình trở thành cái mà bản thân mình đâu có muốn.
      Cái chính là hiện tại mình cần thay đổi cách nghĩ gì, cách làm như thế nào cho thiết thực hơn là chuyện "ước mơ" theo cái nghĩa sửa cột nhà mà mình cũng đã từng theo đuổi trước đây.
      Đúng như T.Th nói, cần sự nổ lực từ nhiều người, nhiều phía, và nhiều thời gian... nhưng mình không đồng ý nói là nó quá lớn lao đối với mỗi con người để mà mình không làm gì hết ngoại trừ cái công việc chuyên môn cần mẫn.
      Thực ra mình có thể làm được nhiều hơn là mình nghĩ đó. Cứ nghĩ rằng mình làm cho con cho cháu mình là ra được việc ngay.
      Ví như mình mới thoáng nghĩ, chỉ cần "Ba giảm Ba tăng" hoặc "Ba bớt Ba thêm" là cũng làm được nhiều lắm rồi...

      Delete