Thầy Làng Mai - Thích Nhất Hạnh
Hôm nay, chúng ta sẽ thưởng thức một thi phẩm của thi sĩ Tản Đà – Bài thề non nước. Nội dung bài Thề non nước
là lời thề giữa núi và nước, là mối tình, là sự cam kết giữa núi và
nước. Đồng thời qua câu chuyện giữa núi và nước, tác giả cũng muốn đề
cập đến lời thề giữa hai người thương nhau. Hai người đó có thể là hai
cha con, hai mẹ con, hai anh em, hai vợ chồng hay hai thầy trò. Người
này nguyền với người kia, hứa hẹn với người kia là không bỏ người kia
cho dù biển có cạn đá có mòn. Nhưng vì biến cố nào đó, mà cách xa nhau.
Do cách xa nên có sự trách móc, giận hờn.
Chữ thề trong „Thề
non nước“ là lời nguyền. Non là núi và nước là sông, là biển. Một điểm
rất thú vị ở bút hiệu của tác giả thi phẩm: Tản Đà là từ được ghép từ
hai chữ đầu của hai địa danh rất nổi tiếng ở miền Bắc – Núi Tản Viên và
sông Đà Giang. Đây cũng chính là quê hương của thi sĩ. Được sinh ra,
được lớn lên, được hun đúc bởi khí thiêng của sông núi nơi đây –Núi Tản,
sông Đà, đã hình thành trong ông khí phách của người chí sĩ.
Hai câu đầu của bài thơ là:
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Lời thề rất nặng, rất sâu. Mình đem cả trái tim của mình để thệ nguyện, để cam kết. Nhưng mà:
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Tôi rời quê hương
năm 1966, và hứa với bạn bè sẽ trở về sau ba tháng. Vậy mà phải ở nơi
đây suốt bốn mươi năm. Đọc bài thơ này, tôi thấm lắm. Mặc dù chưa được
phép về quê hương, nhưng tôi tìm cách về. Nếu không về quê hương bằng
thân xác này, tôi sẽ về bằng con đường tinh thần. Tôi gửi đệ tử xuất gia
cũng như đệ tử tại gia từ nhiều nước về. Sách của tôi, đĩa của tôi đã
được nhiều người trong nước biết đến. Mặc dù sách, đĩa ấy chưa được phép
phát hành công khai trong nước. Đó là một cách về quê hương của tôi.
Mình cần nhìn mọi thứ bằng con mắt vô tướng, đừng để kẹt vào hình tướng
bên ngoài. Tuy tôi chưa về quê hương bằng thân xác này, nhưng nếu nhìn
cho kỹ, tôi đã về rồi.
Nước non nặng một lời thề.
Thế mà nước lại cứ đi hoài.
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Trong chúng ta, nếu ai đã từng ở trong trạng huấn ấy, khi đọc bài này sẽ rất thấm.
Nhớ lời "nguyện nước thề non",
Nguyện nước thề non là một thành ngữ gốc Hán việt, thệ hải minh sơn.
Mình và cô nàng (mình tạm cho núi là anh chàng và nước là cô nàng) đã
thề thốt rất sâu nặng với nhau, vậy mà cô nàng đi, đi hoài không chịu
về.
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời "nguyện nước thề non",
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Nước đi đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời "nguyện nước thề non",
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non còn đứng không tức là núi đứng chơ vơ một mình. Nước đi chưa lại tức là nước đi chưa về. Khứ và lai, khứ là đi, và lai là trở lại. Núi đứng một mình, và núi nói giọng trách móc.
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Non cao những ngóng cùng trông,
Mình chưa có hạnh
phúc, vì mình luôn có tâm trạng chờ đợi, ngóng trông. Mình nghĩ rằng,
khi nào người kia trở về, mình mới được hạnh phúc. Sự chờ đợi, ngóng
trông cản trở mình tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống đang có
trong giây phút hiện tại. Có thể nói, cuộc đời mình bị đánh cắp bởi
những chuỗi dài đợi chờ. Thật uổng phí. Nói đến sự chờ đợi ngóng trông,
người ta nghĩ ngay đến tích Vọng phu. Ngày xưa, có đôi vợ chống rất mực
yêu thương nhau. Chồng ra trận, thiếu phụ bồng con, vò võ trông chồng
mỗi ngày trên bãi biển. Cuối cùng, nàng và con đã hóa đá.
Non cao những ngóng cùng trông,
Những ngóng cùng trông
tức là suốt ngày chỉ để tâm vào chuyện nhớ thương, đợi chờ, và trách
móc. Cuộc sống của những người như vậy sẽ không bao giờ có hạnh phúc.
Trong chúng ta, người nào sống trong tâm trạng chờ đợi, khổ đau, than
trách nên đọc bài này, và chiêm nghiệm cho kỹ. Bởi bài thơ này chứa đựng
tuệ giác của đạo Bụt.
Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày.
Tác giả dùng hình
ảnh « suối khô giòng lệ » để chỉ sự héo hắt, sự cạn kiệt, vì chờ đợi quá
nhiều, khổ đau quá nhiều. Mong chờ mỏi mòn đến nỗi không còn có thể
khóc được nữa. Tác giả lại còn cường điệu thêm nữa.
Xương mai một nắm hao gầy,
Nhớ thương, chờ đợi
đến nỗi trở thành mình hạc, xương mai. Người ta hay nói, buồn như liễu
rũ. Bởi cành lá nó mềm, và rũ xuống như người đứng ủ rũ vậy. Buồn thì
héo hon, thì gầy mòn đi, gầy như cây mai vậy. Người Việt Nam thường chơi
mai vào dịp tết. Người ta chưng nó giữa nhà, hoặc nơi bàn thờ tổ tiên.
Cái đẹp của cây mai là ở thế của nó và hoa của nó. Cành mai, thân mai
gầy guộc mới đẹp. Người nào mảnh mai, gọi là mình hạc xương mai. Mình
hạc, xương mai là hai hình ảnh đẹp. Nhưng hình ảnh xương mai một nắm hao gầy của núi trong bài thơ này cho thấy núi xơ xác quá, xơ xác vì quá nhớ thương.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Thường vào buổi
tối, những đỉnh núi cao có mây che phủ. Mình có thể nói, ban ngày, mây
lang thang dạo chơi khắp bầu trời, tối về, mây lên đỉnh núi ngủ. Do vậy,
khi nhìn mây phủ đỉnh núi, thi sĩ nói : Ôi, tóc bạc rồi, nhớ thương quá tóc bạc rồi.
Khi nhớ thương nhiều, lo lắng nhiều, đầu mình bạc rất mau. Ngày có
nhau, mình hạnh phúc, tóc mình xanh mướt. Bây giờ xa nhau, tóc mình trở
nên bạc. Bạc tóc vì nhớ thương. Mình hạc, xương mai, tóc bạc là để nói
tới sự nhớ thương của núi đối với nước.
Trời Tây ngả bóng tà dương
Triều dương là ánh
sáng buổi ban mai, tà dương là ánh sáng buổi chiều. Khi mặt trời đã ngả
bóng về phía Tây, ánh sáng vàng vọt phủ lên núi càng làm cho tình trạng
của núi trông xác xơ hơn.
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.
Kẻ đợi là núi. Núi
có thể là đàn ông, núi có thể là đàn bà. Kẻ đợi có thể là cha, và kẻ ra
đi có thể là con; kẻ đợi có thể là mẹ, và kẻ ra đi có thể là con; kẻ đợi
có thể là thầy, và người bỏ đi có thể là đệ tử. Tự nhiên, con bỏ thầy
ra đi, làm thầy phải thương, phải nhớ, và nếu thầy không thực tập, chắc
thầy cũng xương mai một nắm hao gầy như bất cứ ai.
Trời Tây ngả bóng tà dương,
Khi trời về chiều,
sự sầu muộn, tàn tạ của người ở lại, của người nhớ thương càng tăng. Vì
chờ đợi nhiều quá, khổ đau nhiều quá, nét ngọc, nét vàng ngày xưa đã
phai mờ, phôi phai. Nhớ thương quá, chờ đợi quá thì đâu còn niềm vui,
đâu còn hạnh phúc nữa. Và trời càng về chiều, niềm đau ấy như càng được
trông thấy rõ hơn. Thơ như vậy mới đúng là thơ.
Trời Tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Càng phơi tức là phơi ra rõ hơn, bày ra rõ hơn nét buồn tủi.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Tác giả đã dùng
nghệ thuật chơi chữ trong câu này. Chữ non có nghĩa là núi, nhưng cũng
có nghĩa là trẻ. Mình cũng hay nói, núi thì non, trăng thì già. Tại sao
nói vậy? Ca dao Việt Nam có câu:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi thì bị gọi là già? Núi bao nhiêu tuổi còn được gọi là trẻ?
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Non thời nhớ nước, mà nước nhởn nhơ, chẳng thèm đoái hoài gì đến non.
Có khi Thầy xuất hiện giữa đường con đi, nhưng mắt con vẫn nhìn Thầy như nhìn một người xa lạ.
Lời thề non hẹn biển ngày xưa đã bay theo gió mất rồi.
Nước non nặng một lời thề,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Ngày xưa mình nói rằng: con
quỳ xuống, con cầu mong Bụt và đại chúng cho con được xuất gia, cho con
được ở luôn, suốt đời. Cúi đầu xuống con nhận cái y này, đời đời nguyện
mang theo. Thế mà mới tu được mấy năm đã bỏ thầy, bỏ chúng mà ra đi.
Non thời như nước, nước mà quên non.
Sự than trách, sự sầu muộn được diễn tả qua mười hai câu thơ. Quá nhiều rồi, không thể nào thêm được nữa. Chữ mà được dùng rất thường, nhưng trong bài này nó có ý trách móc rất đậm đà, rất hay.
Giữa hai người yêu
nhau, giữa cha con, giữa mẹ con, giữa những người bạn, giữa thầy trò,
giữa huynh đệ với nhau có thể mở ra một lời thề, như lời thề của non và
nước: dù núi có cạn, sông có mòn, liên hệ của mình vẫn không bao giờ suy chuyển. Trong bài tựa kinh Lăng Nghiêm có câu: Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong, thước ca la tâm vô động chuyển. Thuấn nhã đa tánh tức là: tính
chất của hư không có thể tiêu vong được, nhưng tâm Bồ đề của con sẽ
không bao giờ lay chuyển; con sẽ tu hành cho tới khi con thành đạt mới
thôi, con sẽ không bỏ Bụt, không bỏ Pháp, không bỏ Tăng. Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng có nghĩa là: hư không kia có thể có được sự chấm dứt của biên giới, nhưng nguyện của con là không có biên giới.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước vẫn còn thề xưa.
Còn non, còn nước vẫn còn thề xưa.
Khi nào anh còn đó,
em còn kia, lời thề năm xưa giữa đôi ta vẫn còn giá trị, còn hiệu lực.
Nhưng tại sao em nỡ vứt bỏ lời nguyền, đạp lên lời nguyền mà ra đi, mà
phụ bạc anh?
Khi nghe những lời tâm sự đau khổ của núi, thi sĩ can thiệp. Tác giả đưa ngón tay lên, và nói:
Non xanh đã biết hay chưa?
Thi sĩ gọi tên núi, và nói: núi xanh ơi, hãy lắng nghe ta nói, đừng có ngồi đó mà than phiền nữa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.
Nếu quan sát kỹ,
mình có thể thấy được người kia sẽ trở về hoặc đã trở về rồi. Do thất
niệm, nên mình nghĩ người kia một đi không trở lại, rồi mình sầu, mình
khổ, mình than khóc: nước đi rồi, nước đã bỏ mình, nước sẽ không bao giờ trở lại. Mình bị kẹt vào hình tướng, nên không thấy nước đã trở về dưới hình thức khác, có thể là đám mây hay cơn mưa.
Nhiều người nói
rằng, thầy Nhất Hạnh đi bốn mươi năm chưa về. Nhưng tôi đã về rồi, về
trong những người đệ tử, về qua những cuốn sách, băng giảng. Nếu nói
rằng, thầy Nhất Hạnh chưa về thì còn kẹt vào con mắt hữu tướng. Vậy nên,
cần thực tập tam giải thoát môn: không, vô tướng và vô tác, cần áp dụng
được nó vào cái nhìn đối với các vấn đề của cuộc sống.
Sau chuyến về Việt Nam, một số bạn hữu ở Hoa kỳ hay Úc châu có nói rằng: Tuy
hình hài Thầy không có ở Việt Nam, nhưng con thấy sự có mặt của Thầy ở
Việt Nam rất rõ ràng, đi ra Trung cũng thấy Thầy, đi ra Bắc cũng thấy
Thầy, đi vô Nam cũng thấy Thầy. Những người bạn ấy có con mắt vô tướng. Họ có thể thấy được những cái ngoài tướng. Trong kinh Kim Cương, có câu: phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, tức là nơi nào có hình tướng, nơi đó có sự lường gạt. Thi sĩ đã nhìn vấn đề của núi với con mắt vô tướng: Núi ơi, núi đừng than khóc! Nước đã trở về rồi, tại sao núi còn than khóc?
Nếu có người thân qua đời, mình thường nghĩ, họ đã bỏ mình ra đi vĩnh viễn. Con ơi, sao con bỏ mẹ mà đi? Anh ơi, sao anh bỏ em mà đi, đành đoạn bỏ em mà đi một mình? Người
ở lại thường trách móc người quá cố giống như cách núi trách móc nước
vậy. Người ở lại đập ngực, bứt tóc, khóc lăn ra, vì họ còn kẹt vào hình
tướng. Nếu biết nhìn kỹ, mình có thể thấy được những người thân đã quá
cố của mình đang ở trong mỗi tế của mình. Mình có thể nói: ba ơi, con biết là ba đang có mặt trong con, và con đang mỉm cười với ba đây này. Nếu
biết nhìn với con mắt vô tướng, mình không còn cảm thấy xa cách với
những người đã khuất, mình không còn cảm thấy sầu khổ nữa. Do vậy, người
nào mới vừa mất người thương, muốn bớt sầu khổ, phải theo lời khai thị
này của tác giả, phải nhìn để thấy rằng không có gì đi, không có gì mất,
vô khứ, vô lai, và cái mình tưởng đã mất , kỳ thực nó đang còn ở trong
mình.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Rất từ bi! Nước non hội ngộ còn luôn
nghĩa là sự gặp mặt giữa nước và non xảy ra trong từng giây phút. Mình
trách móc người kia phụ bạc mình, nhưng kỳ thực người kia đang ở trong
mình. Nếu gọi thầy, con tức khắc thấy thầy ngay. Nếu mình gọi mẹ,
mình thấy rõ ràng, mẹ đang có trong mình, đang mỉm cười với mình, và mẹ
chưa bao giờ chết. Bản chất của đức Thế Tôn là vô khứ, vô lai, bất sinh
bất diệt thì bản chất của mẹ mình cũng vậy. Thấy được điều này, mình sẽ
thoát khỏi sầu khổ. Điều này cần được khai thị chúng ta mới thấy được.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Buồn là kết quả của
vô minh. Bởi mình nghĩ, giữa mình và người ra đi có sự xa cách, vĩnh
viễn xa cách, nhưng kỳ thực không có gì tới, không có gì đi.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Câu này chứa đựng tuệ giác của đạo Bụt.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nơi sườn núi có
ngàn dâu mọc xanh tốt. Nếu không có nước liệu dâu có mọc tốt tươi được
không? Mình tìm nước ở đâu? Nhìn dâu xanh tốt mọc bên sườn núi, mình có
thể thấy được nước đang còn ở đây, đang còn ở với mình. Nếu nước không
có ở đây, ngàn dâu sao có thể mọc tốt tươi được. Nước vẫn còn đây, sao
núi lại trách móc?
Nước kia dù hãy còn đi,
Trên phương diện
hình thức, nước đang đi, đang còn đi mãi. Nhưng trên phương diện nội
dung, nước đã về rồi. Ngày hôm qua, thấy nước chảy đi, mình nghĩ, nước
đã ra đi. Nhưng thực tế, nước có thể đã trở thành mây đang bay trên đầu
chúng ta, nước có thể trở thành mưa đang rơi xuống xung quanh chúng ta,
nước đang luân lưu trong ngàn cây nội cỏ tốt tươi.
Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui.
Chữ ngàn này
có nghĩa là rừng, rừng dâu. Ngàn dâu xanh tốt là một đối tượng của sự
quán chiếu. Nếu nhìn những tướng không phải tướng nước mà thấy được nước
trong đó thì mới thực sự là thấy nước. Ví dụ, nhìn vào phô mai
(cheese), mình thấy được sữa thì mới giỏi. Còn mình nói, sữa đâu còn
nữa, chỉ có cheese thôi thì chưa giỏi. Cũng như nhìn vào nước đá,
mình có thể thấy mây. Nếu không có mây, làm sao có mưa, không có mưa
làm sao có nước để làm nước đá. Khi nhìn tuyết rơi, mình thấy tuyết đâu
phải nước, đâu phải mây, nhưng kỳ thực tuyết cũng là mây.
Con mắt của người
tu là phải nhìn cái này mà thấy được cái khác thì mới hay. Đó là con mắt
tương tức. Ví dụ nhìn anh mình, mình thấy ba, thấy mẹ, và thấy mình
trong đó. Đó mới là cái nhìn của tuệ giác. Khi giận anh mình, nếu mình
nói: anh đi đi, tôi không có dính líu gì với anh hết , chứng tỏ mình chưa có cái nhìn tương tức. Có một người thanh niên giận cha, anh ta nói: ông đó không phải ba của tôi, tôi không có muốn dính líu gì với ổng hết.
Nói như vậy là vô minh, là không thấy được mình là ba mình, mình là sự
tiếp nối ba của mình. Mình giận cha, giận mẹ cũng như việc nước đá giận
mây vậy. Nước đá giận mây là tự giận chính mình.
Tác giả có rất
nhiều tuệ giác. Tác giả mời mình nhìn vào ngàn dâu xanh tốt, nhìn vào
rừng dâu để thấy nước trong đó. Núi ơi, xin núi đừng có than phiền, đừng
có sầu khổ nữa. Núi hãy vui lên, đừng có chờ đợi nữa, không có sự xa
cách đâu. Ba mình, mẹ mình, người thương luôn luôn có mặt trong giây
phút hiện tại.
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Và đây là câu kết luận:
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Non non nước nước,
chỗ nào có non là chỗ đó có nước, chỗ nào có nước là chỗ đó có non,
không thể chia tách ra được. Không có gì có thể chia cách thầy trò, cha
con, huynh đệ, anh em mình được, khi mình có tình thương đích thực, khi
mình có mặt trong nhau. Lời thề đó rất nặng, sự cam kết đó rất sâu xa.
Muốn giữ được sự cam kết đó, mình cần phải có tuệ giác. Có tuệ giác, có
trí tuệ, mình không sầu khổ, than trách nữa.
Bài thơ Thề non
nước của thi sĩ Tản Đà có tổng cộng hai mươi hai câu, có mười bốn câu
than trách, sầu khổ, và tám câu dùng để khai thị. Chỉ với tám câu khai
thị, tác giả đã giúp chúng ta biết nhìn mọi vấn đề của cuộc sống bằng
con mắt vô tướng, và khuyên chúng ta phải biết sống hạnh phúc trong giây
phút hiện tại.
Thề non nước
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời “nguyện nước thề non”,
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, vẫn còn thề xưa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời “nguyện nước thề non”,
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, vẫn còn thề xưa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
(Tản Đà)
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu,
sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng
Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay là huyện Ba Vì.
Thân
sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, làm đến Án sát và từng giữ chức
Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm,
vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ.
Do
ảnh hưởng gia đình, năm 14 tuổi, ông đã thạo các lối từ chương thi phú.
Năm 1907, ông theo anh ra Hà Nội, học trường Quy Thức ở phố Gia Ngư.
Năm 1909, đi thi hương ở Nam Định bị hỏng. Năm 1912, đi thi khoa Nhâm Tý
vẫn hỏng, chán nản bỏ về Hòa Bình uống rượu, làm thơ và thưởng trăng.
Năm
1915, ông lập gia đình. Năm 1916, người anh từ trần, gia đình trở nên
cùng túng, Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang nghề cầm bút. Thời gian này
ông viết tuồng cho các rạp và được đọc thêm nhiều sách dịch Âu Tây bằng
chữ Hán, nhờ đó tư tưởng có nhiều biến chuyển.
Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục.
Năm 1920, đi du lịch ở Huế, Đà Nẵng, trở về viết truyện "Thề non nước". Năm 1921, làm chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí. Được 6 tháng, từ chức, trở về quê. Năm 1922, lại ra Hà Nội lập Tản Đà thư điếm, sau tập hợp với Nghiêm hàm ấn quán thành Tản Đà thư cục.
Năm
1925, phong trào yêu nước dấy lên mạnh mẽ, Tản Đà càng nhập thế tích
cực hơn. Ông tổ chức một chuyến du lịch vào Nam, gặp gỡ nhiều nhà chí sĩ
và viết bài trên nhiều báo.
Tháng
2 năm 1928, trở về Bắc, rồi lên định cư vùng Yên Lập (Vĩnh Yên), sau
xuống Hải Phòng, rồi lại lên Hà Nội. Năm 1933, sau khi An Nam tạp chí bị
đình bản, ông chuyển sang trợ bút cho Văn học tạp chí ít lâu rồi về quê
ở ẩn.
Cuối
năm 1937, chuyển về làng Hà Trì (Hà Đông), tham gia dịch thuật, viết
báo. Sau chuyển ra Hà Nội, mở lớp dạy Quốc văn hàm thụ, Hán văn diễn
giảng, kiêm cả xem lý số Hà lạc. Ông sống nghèo, không đủ trả tiền nhà
phải cùng gia đình dọn về phố Cầu mới.
Trong hai năm 1937 và 1938, ông dịch thơ Đường đăng trên báo Ngày nay, trong đó có bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu.
Ông qua đời vì bệnh vào ngày 17 tháng 6 năm 1939.
Trên
văn đàn của văn học Việt Nam trong hơn 3 thập niên đầu thế kỷ 20, Tản
Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng
tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi
khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã
từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Ông được đánh giá
là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam,
là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài
sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường ra thơ lục bát
và được biết đến như một người dịch thơ Đường hay nhất.
Tác phẩm gồm nhiều thể loại. Văn: Giấc mộng con I (1917), Giấc mộng con II (1932), Giấc mộng lớn (1932), Thề non nước (1922), Tản Đà văn tập (1932). Thơ: Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1916), Tản Đà xuân sắc (1918), Khối tình con III (1932). Kịch: Tây Thi (1922), Tống biệt (1922). Dịch thuật: Liêu Trai chí dị (1934). Nghiên cứu: Vương Thúy Kiều chú giải (1938), Một số bài báo...
Bài ni hay à nghen! Tối nay cơm nước xong xuôi rồi lên giường nhâm nhi chứ đọc lướt qua rất uổng. thnx TA!
ReplyDelete